Nhiễm độc thức ăn là nguyên nhân chính gây ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nhiễm độc thức ăn thường do vi khuẩn gây ra, thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình lưu trữ, bảo quản và chế biến. Làm thế nào để phòng tránh nhiễm độc thức ăn? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách để phòng ngừa hiệu quả.
Nhiễm độc thức ăn thường xảy ra ở những nơi an toàn vệ sinh kém, ăn ở đông đúc chật chội, thiếu giáo dục và y tế. Nhiễm độc thức ăn xảy ra trong các điều kiện sau:
- Thức ăn hàng ngày bị nhiễm khuẩn.
- Vi khuẩn trong thức ăn có đầy đủ điều kiện và thời gian để sinh sôi và phát triển (chẳng hạn như khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ phù hợp từ 50 đến 60độ C…)
Để đẩy lùi nhiễm độc thức ăn, xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh, tránh xa bệnh tật cần thực hiện theo 5 nguyên tắc sau:
1. Vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn thường xuất hiện trong đất,nước, động vật, tay người, trên bề mặt thớt sử dụng nấu ăn, từ đò mà chúng xâm nhập dễ dàng vào thức ăn để gây bệnh cho con người. Do đó, nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nhà bếp,làm bếp và tay chúng ta khi chế biến.
2. Thực phẩm tươi sống và đã nấu chín phải được tách riêng. Các thực phẩm tươi sống như thịt, gia cầm, hải sản có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.Chúng có thể lây lan nhanh sang các thực phẩm nấu chín trong quá trình bảo quản, chế biến.
3. Thức ăn nên được nấu chín kỹ để tiêu diệt được phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh.
4. Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phù hợp, thường là dưới 50 hoặc trên 60độ C. Ở nhiệt độ này, sự phát triển của vi khuẩn bị ngưng lại hoặc chậm phát triển. Trong khi ở nhiệt độ thường (tính là nhiệt độ trong nhà) vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất nhanh.
5. Dùng nước sach để rửa và chế biến thức ăn. Nên mua các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm tra chất lượng và còn hạn sử dụng.
Thu Hương_Daitrang.vn