Táo bón là một trong những bệnh thường gặp nếu chế độ ăn uống của bạn không đảm bảo tính vệ sinh. Tìm hiểu về bệnh táo bón và những nguyên nhân gây ra nó để biết cách phòng tránh bệnh cho tốt.

1. Táo bón là gì?
Táo bón có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với nhiều người, nó chỉ đơn giản có nghĩa là đi đại tiện không thường xuyên. Đối với những người khác, táo bón có nghĩa là phân cứng, đi đại tiện thấy khó khăn (căng tức,đau), hay một cảm giác không hết phân hay không thoải mái sau khi đi cầu.Nguyên nhân của những “loại” táo bón có thể là khác nhau, và cần phù hợp với phương pháp tiếp cận với từng loại hình cụ thể của táo bón.
Táo bón cũng có thể xen kẽ với tiêu chảy . Triệu chứng này thường xảy ra như là một phần của hội chứng ruột kích thích (IBS). Chính phân cứng trong lòng đại tràng đã ngăn sự lưu thông bình thường ở trong đại tràng, tình trạng này rất hay gặp ở nhân viên văn phòng,những người làm việc chủ yếu với tư thế ngồi.
Đối với y học thì định nghĩa táo bón là đi đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần. Táo bón nặng được định nghĩa là ít hơn một lần mỗi tuần. Và một điều ít ai biết rằng trái ngược suy nghĩ của nhiều người, không có bằng chứng chứng minh rằng “độc tố” tích lũy khi bị táo bón thì dẫn đến ung thư .
Điều quan trọng là để phân biệt táo bón cấp tính (mới khởi phát) và táo bón mạn tính (kéo dài) táo bón cấp tính là táo bón yêu cầu kiểm tra tìm một căn nguyên bệnh có thể là nguyên nhân (ví dụ, các khối u đại tràng). Cần kiểm tra ngay lập tức nếu táo bón đi kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại chẳng hạn như chảy máu trực tràng , đau bụng và chuột rút, buồn nôn và ói mửa , và giảm cân nhanh nhiều không rõ lý do. Ngược lại, đánh giá táo bón mạn tính có thể không khẩn cấp bằng, đặc biệt nếu các biện pháp đơn giản cũng làm giảm triệu chứng.
2. Nguyên nhân gây táo bón?

Về mặt lý thuyết, táo bón có thể được gây ra bởi việc thức ăn tiêu hóa chậm hay di chuyển chậm đi qua bất kỳ ở phần nào của ruột.Tuy nhiên,hơn 95% nguyên nhân ở đại tràng. Một số nguyên nhân gây ra táo bón có thể kể tới như là:
Các loại thuốc có thể gây táo bón
Một trong những nguyên nhân thường gặp đó là thuốc. Các thuốc hay gặp tác dụng trên như:
- Thuốc đau gây ngủ như codeine giảm ho trung ương, oxycodone (ví dụ như Percocet), và hydromorphone (Dilaudid);
- Các thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil, Endep)
- Thuốc chống co giật như phenytoin (Dilantin) và carbamazepine (Tegretol)
- Các thuốc sắt.
- Thuốc chẹn kênh calci như diltiazem (Cardizem) và nifedipine (Procardia)
Ngoài các loại thuốc được liệt kê ở trên, có rất nhiều thuốc khác có thể gây táo bón.Biện pháp đơn giản (ví dụ, tăng chất xơ ) để điều trị táo bón do thuốc thường có hiệu quả, và ngừng thuốc là không cần thiết.Nếu các biện pháp đơn giản không hiệu quả, ta có thể thay thế bằng một loại thuốc ít gây táo bón. Ví dụ, một kiến viêm phi steroid (ví dụ, ibuprofen ) có thể được thay thế cho các loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, một trong những thuốc chống trầm cảm mới hơn và ít gây táo bón (ví dụ, fluoxetine ) có thể được thay thế cho amitriptyline và thuốc chống trầm cảm ba vòng imipramine
>>> Chẩn đoán nguyên nhân táo bón
Thói quen
Việc đi đại tiện không thường xuyên, tâm lý ngại đi cầu như nhà vệ sinh không thuận tiện,ngại đi cầu vì mất thời gian dẫn đến tình trạng quen “nhịn” đi cầu, từ đó làm giảm cảm giác mót rặn của đại tràng. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
Chế độ ăn uống
Chất xơ rất quan trọng nó góp phần hình thành khuôn của phân. Chế độ ăn uống ít chất xơ có thể gây táo bón.Tốt nhất là sử dụng nguồn chất xơ tự nhiên như trái cây, rau và ngũ cốc.
Thuốc nhuận tràng
Một nghi ngờ nguyên nhân gây ra chứng táo bón nặng hơn sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích (ví dụ, senna , dầu thầu dầu, và một số loại thảo mộc). Một số nghiên cứu đã chứng minh giữa việc sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích và sự tổn hại đến các dây thần kinh điều khiển nhu động ruột và cơ của đại tràng mãn tính, và người ta tin chính sự tổn hại này gây nên tình trạng về táo bón. V ì khả năng rằng các thuốc nhuận tràng kích thích có thể gây tổn thương đại tràng, hầu hết các bác sĩ khuyên rằng các thuốc nhuận tràng kích thích được sử dụng như là một phương sách cuối cùng sau khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.
Nội tiết rối loạn : Nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến vận động ruột.
- Quá ít hormon tuyến giáp ( suy giáp ) và hormone tuyến cận giáp quá nhiều (bằng cách tăng nồng độ canxi trong máu ) có thể gây táo bón.
- Tại thời điểm chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ , mức estrogen và progesterone cao và có thể gây ra táo bón. Tuy nhiên, điều này hiếm khi gây táo bón kéo dài.
- Mức độ cao của estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây táo bón.
Bệnh có ảnh hưởng đến đại tràng
Có nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ và / hoặc dây thần kinh của đại tràng. Chúng bao gồm bệnh tiểu đường , xơ cứng bì , bệnh Hirschsprung , bệnh Chagas . ung thư hoặc nguyên nhân chèn ép cơ hoc gây thu hẹp (hẹp) lòng đại tràng có thể gây ra tình trạng di chuyển chậm phân qua đại tràng gây nên táo bón
Bệnh hệ thống thần kinh trung ương
Một số bệnh của não và tủy sống có thể gây táo bón, bao gồm cả bệnh Parkinson , bệnh đa xơ cứng , và tổn thương tủy sống .
Rối loạn chức năng chức năng sàn chậu
Rối loạn chức năng sàn chậu (còn được gọi là đầu ra tắc nghẽn) đề cập đến một tình trạng mà trong đó các cơ khung chậu bao quanh trực tràng (các cơ sàn chậu) không làm việc bình thường. Những cơ này rất quan trọng cho đại tiện (cử động ruột). Người ta không biết lý do tại sao các cơ này không hoạt động đúng ở một số người, nhưng họ có thể vẫn bị táo bón khi tất cả các nguyên nhân khác không có.
Xem thêm: Điều trị hội chứng ruột kích thích
Thủy – Daitrang.vn