Đau bụng đi ngoài xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nguyên nhân xảy ra thường do các rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, hoặc là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi. Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa thông thường bạn có thể giải quyết rắc rối trên bằng một số mẹo dưới đây.
Một số nguyên nhân đau bụng tiêu chảy
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng đi ngoài:
- Do nhiễm khuẩn trong quá trình ăn uống đặc biệt là không thực hiện ăn chín uống sôi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
- Không có thói quen tẩy giun định kỳ
- Do tác dụng phụ của một số thuốc
- Sử dụng nhiều thực phẩm có tính hàn như trứng vịt lộn, khổ qua,…
Tình trạng đau bụng đi ngoài xảy ra thường xuyên và kéo dài chủ yếu do các bệnh mãn tính như viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng,…
Với bệnh viêm đại tràng co thắt, Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh tại trường Đại học Y Hà Nội. Công bố được nghiên cứu tháng 10/2015 với các tác dụng nổi bật:
- Giảm kích thích gây co thắt đại tràng hiệu quả
- Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau bụng, trướng bụng, đi ngoài nhiều lần
- Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương
Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Chữa đau bụng đi ngoài từ cách dân gian
Lá tía tô
Lá tía tô có tính ấm do đó có thể làm giảm tình trạng nhiễm lạnh gây đau bụng, sôi bụng và tiêu chảy hiẹu qảu. Chuẩn bị một ít lá tía tô, vài lát gừng, củ riềng đun với 200ml nước. Mỗi lần uống 50ml để giảm tình trạng đau bụng, đi ngoài.
Vỏ quýt
Chữa đau bụng đi ngoài bằng phương pháp này bạn cần chuẩn bị: Vỏ quýt, gạo rang cháy, gừng khô. Cách làm như sau:
Cho vỏ quýt và gừng khô vào nồi với tỷ lệ bằng nhau và khoảng 100g gạo rang cháy. Cho các nguyên liệu trên vào nước ấm với lượng nước vừa đủ và sắc nước uống. Tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi do đau bụng sẽ giảm bớt.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát giúp nhuận gan, giải nhiệt, tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun,… Dân gian thường dùng lá mơ lông để chữa các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy và kiết kị. Cách làm như sau:
Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ và đập một quả trứng gà ta trộn đều sau đó lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Trường hợp không có điều kiện nướng chín có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ thái nhuyễn và hấp cách thủy. Ăn ngày 2 – 3 lần ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi.
Cây ổi
Để chữa tiêu chảy cấp có thể dùng búp ổi hoặc lá ổi sắc nước uống với nhiều cách khác nhau:
Cách 1:
- Búp ổi 20g
- Vỏ măng cụt 20g
- Gừng nướng 10g
- Gạo rang 20g
Sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Cách 2:
- Búp ổi 20g sao qua
- Vỏ quýt khô 10g
- Gừng nướng chín 10g
Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 3:
- Búp ổi 20g
- Củ sả 16g
- Củ riềng 8g
Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Cách 4:
- Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô;
- Lá chè tươi 10g
- Gừng tươi 2 lát
Sắc uống.
Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm có vị chát tính bình dùng chữa tiêu chảy, kiết lị hiệu quả. Cách dùng như sau:
Hồng xiêm xanh thái thành nhiều lát mỏng, phơi kho, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó, đổ ra lấy nước uống ngày 2 lần. Với trẻ nhỏ trước khi uống cho nếm thử, không nên cho trẻ uống đặc quá.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp dưới đây bạn cần gặp bác sĩ để tránh các vấn đề gây nguy hiểm tới sức khỏe:
- Đau bụng, đau ruột dữ dội
- Sốt từ 38 độ C trở lên
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen màu hắc ín
- Dấu hiệu người mệt mỏi, mất nước
- Đau bụng đi ngoài kèm nôn mửa