Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam con số này lên tới 301.570 trường hợp theo thống kê năm 2014.
Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy nhưng chủ yếu do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra tình trạng này phải kể đến virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp hay sử dụng kháng sinh kéo dài…
Dù là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em nhưng không vì thế mà tiêu chảy bớt nguy hiểm. Mất nước do tiêu chảy có thể làm rối loạn điện giải trong cơ thể, dẫn tới suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng huyết. Việc chăm sóc không đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như cái chết thương tâm của 2 bé ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/ 2014.
Những sai lầm trong việc cầm tiêu chảy ở trẻ.
Tự ý dùng kháng sinh là sai lầm nghiêm trọng mà người lớn hay mắc phải khi trị tiêu chảy. Một số dạng tiêu chảy như do virut rota gây ra, kháng sinh không có tác dụng mà khiến trẻ bị mệt và bệnh trở nên trầm trọng hơn. Kháng sinh còn gây ra loạn khuẩn ruột, có thể khiến cho bé tiêu chảy kéo dài do diệt đi một vài loại vi khuẩn tiêu hóa thức ăn cần thiết. May sao, ý thức cẩn trọng trong việc dùng kháng sinh cho trẻ đang ngày càng được nâng cao.
Phương pháp được cho là “an toàn” nhất hiện nay, đó là bổ sung các loại men vi sinh có chứa vi khuẩn sống cho trẻ. Phương pháp này vốn được sử dụng để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, khi mà cơ thể thiếu đi một vài chủng vi khuẩn cần thiết nào đó dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn và gây kích ứng đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bổ sung đúng loại cơ thể đang thiếu (trong cơ thể có khoảng 500 chủng vi khuẩn lành tính khác nhau), còn nếu do các nguyên nhân khác như tiêu chảy do mọc răng, rota virus, … thì lại không có hiệu quả!
Lạm dụng dung dịch bù nước hoặc bù nước không đúng cách cũng làm một trong những sai lầm thường thấy. Tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều nước nhưng không phải bù lại bằng cách ép uống oresol càng nhiều càng tốt, đặc biệt là pha không đúng cách. Cho trẻ uống nước lọc hoặc nước đường không những không bù được điện giải mà còn làm trẻ biếng ăn và phản tác dụng.
Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy do virus rota mẹ cần làm gì?
Giải pháp cầm tiêu chảy hiệu quả
Khi trẻ bị tiêu chảy cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân trước khi điều trị, vì tiêu chảy thực chất là phản xạ có ích nhằm tống hết chất độc ra ngoài. Vì vậy khi trẻ mới bị không bị tiêu chảy không nên vội vàng cho trẻ dùng thuốc ngay. Nếu cần sử dụng thuốc thì nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây hại.
Lá ổi có thể coi là một giải pháp an toàn, tin cậy. Trong lá ổi có đến 7% tanin pyrogalic, là một loại hợp chất cao phân tử, không bị hấp thu vào máu. Tanin có tác dụng làm săn se niêm mạc, giảm bớt tình trạng kích thích của ruột, đồng thời lại có tác dụng kháng khuẩn một cách tự nhiên. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần một vài búp ổi non rửa sạch nhai với chút muối là đã có thể cầm được tiêu chảy rất nhanh. Kết hợp thêm với Bạch truật, Bạch phục linh sẽ giúp bớt trướng bụng, đầy hơi và đem lại tác dụng tốt nhất cho đường ruột của trẻ vốn non nớt và rất dễ bị tổn thương lâu dài.
Để biết thêm thông tin về cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ, vui lòng gọi 18001506 (miễn cước) trong giờ hành chính.
Để tìm điểm mua Tràng Phục Linh Plus dành cho bệnh đại tràng co thắt gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tràng Phục Linh Plus với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật
– Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống…
– Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Để tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, bạn hãy click VÀO ĐÂY
- Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh