Polyp đại trực tràng không chỉ xuất hiện ở người lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới đối tượng trẻ em cũng có thể bị polyp đại trực tràng. Trẻ thường có dấu hiệu như đi ngoài ra máu tươi, phân có chứa dịch nhầy, đau bụng ,…gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và điều trị polyp đại trực tràng ở trẻ em.

Nguyên nhân gây polyp đại trực tràng ở trẻ em
Polyp đại trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ xuất hiện ở đối tượng người lớn mà trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc phải mà ít cha mẹ chú ý tới.
Theo khảo sát, lứa tuổi trẻ em dễ mắc bệnh polyp đại trực tràng từ 4 – 7 tuổi. Với trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi vẫn có thể mắc phải nhưng tỷ lệ khá ít. Các bé trai thường dễ mắc phải bệnh nhiều hơn bé gái, tỷ lệ nam/nữ là 1,4 : 1 đến 2 :1.
Một số nguyên nhân gây ra polyp đại trực tràng ở trẻ em thường gặp:
Do yếu tố di truyền
Nếu người thân trong gia đình như bố mẹ có tiền sử mắc polyp đại trực tràng thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này
Do chế độ ăn uống mỗi ngày
Chế độ ăn uống thiếu chất, trẻ không được bổ sung đủ nước, cha mẹ không quan tâm tới chế độ ăn hàng ngày của trẻ khiến trẻ bị táo bón thường xuyên gây nên bệnh.
Do viêm nhiễm và yếu tố cơ địa
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ rất dễ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết polyp đại trực tràng ở trẻ em
Những triệu chứng giúp trẻ nhận biết polyp đại trực tràng ở trẻ em như sau:
Đi ngoài phân máu
Đây là triệu chứng thường gặp đối với trẻ em bị polyp đại trực tràng. Đi ngoài phân ra máu tươi nhỏ giọt, máu có thể bao quanh khuôn phân thành sọc. Do đó, trẻ đi ngoài phân lẫnm áu và nhầy thường gặp ở trẻ có polyp đại trực tràng sát hậu môn gây kích thích và dễ nhầm lẫn với hội chứng lỵ.
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới mất máu đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Đi ngoài phân lỏng
Polyp đại trực tràng gây ra tình trạng kích ứng dẫn tới tiêu chảy , đi ngoài phân lỏng, nhầy thường xuyên ở trẻ. Kèm theo đó, trẻ còn bị những cơn đau bụng quặn thắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và sức khỏe của trẻ.
Đau bụng, nôn ói, bí trung đại tiện
Khi polyp quá lớn khiến đường ruột dễ bị tắc một nửa hoặc hoàn toàn. Hiện tượng này khiến trẻ bị đau bụng, mót rặn, gây khó khăn cho việc đi vệ sinh.
Các dấu hiệu của bệnh có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài, nếu cha mẹ không quan tâm và quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để bệnh phát triển lâu dài sẽ gây nguy hiểm. Càng để lâu các polyp tăng lên và biến chứng thành ác tính.
Điều trị polyp trực tràng ở trẻ em như thế nào?
Tuy polyp đại tràng ở trẻ em không quá nguy hiểm thường là các polyp lành tính và nằm ở vị trí đại tràng sigma nên không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Nhưng không phải như thế mà cha mẹ chủ quan, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh cần đưa trẻ tới trung tâm y tế sớm để được điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị polyp ở trẻ em tương tự như của người lớn. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nôi soi để loại bỏ polyp ở trẻ. Nếu là polyp lành thì sau phẫu thuật khỏi hoàn toàn, còn với trường hợp ác tính thì cần phải theo dõi sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật nội soi trẻ cần được chăm sóc đặc biệt để các tổn thương sau tiến hành can thiệp bằng ngoại khoa mau lành hơn. Cha mẹ cần có chế độ chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng các thuốc như kháng sinh, chống co thắt, giảm đau,…theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, trẻ không được vận động quá mạnh, tránh cử động vùng bụng khiến vị trí phẫu thuật bị tác động, tổn thương. Một số thực phẩm mẹ nên cho con ăn như cháo, sữa chua, trái cây…giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Phòng tránh polyp đại tràng ở trẻ em
Nếu không phải do nguyên nhân di truyền hoặc bẩm sinh, polyp đại trực tràng ở trẻ có thể phòng tránh được, cha mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:
Về chế độ ăn uống
- Cần xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống lành mạnh, an toàn với các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin giúp trẻ dễ đi ngoài, ít bị táo bón
- Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, nhiều chất béo
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng, dễ tiêu hóa
- Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày, có thể sử dụng các loại sinh tố trái cây để trẻ uống dễ dàng hơn kích thích hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn

Cần có chế độ ăn uông lành mạnh cho trẻ mỗi ngày
Về vận động và thói quen
- Hình thành cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, đúng lúc tránh tình trạng rặn quá mức gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa
- Xoa bóp cơ bụng cho trẻ giúp tuần hoàn máu dễ dàng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Hướng dẫn trẻ luyện tập các bộ môn thể thể thao để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.