Chướng bụng lâu ngày làm cho cảm giác ngon miệng và thèm ăn giảm xuống. Lúc đó, người bệnh không còn thích ăn uống nữa. Điều này ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Chẩn đoán và điều trị sớm chứng chướng bụng giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh và hứng thú trong việc ăn uống hơn.

1. Chẩn đoán chướng bụng
Có các xét nghiệm y khoa có thể chẩn đoán đầy hơi và chướng bụng. Bác sĩ của bạn sẽ bắt đầu bằng cách tìm hiểu về tiền sử y tế và khám lâm sàng để xác định nếu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng của bạn liên tục hoặc không liên tục.
Nếu bác sĩ xác định rằng các triệu chứng của bạn là không liên tục, nguyên nhân có thể là do sự gia tăng dư lượng khí, có thể được giải quyết với sự thay đổi lối sống.
Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bạn được xác định là liên tục, nguyên nhân có thể là do các bệnh tiêu hóa, các cơ quan trong bụng tăng về kích thước( gan to, lách to), chất lỏng xuất tiết trong bụng, béo phì hoặc có thể là có khối u.
Để xác định nguyên nhân, kiểm tra toàn diện hơn có thể cần đến xét nghiệm cận lâm sàng như là:
- X-quang bụng kiểm tra sự hiện diện và vị trí chứa nhiều khí.
- X-quang có kèm sử dụng thuốc cản quang barium đánh giá sự lưu thông của ruột để tìm hiểu xem ruột có bị tắc nghẽn hay không.
- MRI, siêu âm, CT- scan là các chẩn đoán hình ảnh để xác định xem có sự hiện diện của các khối u, các cơ quan trong bụng to và chất lỏng bụng hay không?
.
CT-scan giúp tìm nguyên nhân gây chướng bụng liên tục
- Kiểm tra hơi thở: bằng cách đo nồng độ khí hydro hoặc methane trong hơi thở sau một bữa ăn để xác định xem có tình trạng loạn khuẩn ruột, các vi khuẩn có phát triển quá mức gây tăng sinh khí .
Trong đa số các trường hợp chướng bụng đơn thuần chúng thường tự khỏi mà không cần có sự can thiệp y tế, nhưng trong các trường hợp chướng bụng liên tục kèm theo các rối loạn khác như: đau bụng, buồn nôn, sốt,hay sụt cân, đi phân kèm theo máu thì bạn nên có thái độ nghiêm túc về các triệu chứng mình đang có và nên có sự kiểm tra toàn diện về mặt y tế.
2. Phòng và Điều trị chướng bụng
Nếu xác định được chướng bụng gây ra do táo bón thì có thể cải thiện tình trạng trên bằng việc tăng cường hàm lượng xơ trong thức ăn như rau xanh, trái cây..
Một giải pháp rất hiệu quả là việc sử dụng bổ sung thêm men tiêu hóa hỗ trợ cho các enzym mà cơ thể tạo ra nhưng chưa đủ sẽ giúp cho tình trạng tiêu hóa trở nên tốt hơn.
Một việc đơn giản là bạn cần có cuốn sổ theo dõi về thực phẩm mà bạn đã sử dụng hàng ngày, bạn đã ăn bao nhiêu, thời gian nào bạn ăn, và bạn cảm thấy như thế nào sau đó. Đánh giá kết quả sau một tuần. từ đó đưa ra được các thực phẩm nên dùng và nên tránh, ăn vào thời gian nào là thích hợp và ít đem lại cảm giác khó chịu. đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp cải thiện tình trạng khó chịu sau ăn.
Dưới đây là những thay đổi hữu ích khác thường được sử dụng để giảm bớt đầy hơi, bớt sinh khí.
- Ăn trái cây tươi và rau quả. Chứa hàm lượng cao chất xơ và giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Uống đầy đủ nước hay các thức uống khác mỗi ngày Điều này giúp lọc rửa hệ thống tiêu hóa và thêm độ ẩm cho đại tràng và có thể giảm bớt táo bón.
- Tránh uống nước ngọt và đồ uống có ga. Carbon dioxide có thể trở thành bị mắc kẹt trong dạ dày, gây đầy hơi.
- Ăn các loại thực phẩm ngọt tự nhiên. Thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản sẽ khó tiêu hóa hơn.
- Đọc nhãn hiệu và tránh những thực phẩm natri cao.
- Ăn sữa ở mức độ vừa phải. Nếu bạn dung nạp tốt lactose thì điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu hóa các sản phẩm đó, ở người lớn hệ thống men lactose không còn phong phú như trẻ em do vậy mà khi sử dụng nhiều sữa- lactose sẽ dẫn đến sự đầy hơi do lactose không được tiêu hóa. Nên sử dụng các sản phẩm ít lactose.
- Tránh những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Chúng làm tăng lượng khí trong thức ăn.
- Tránh caffeine. Nó là một chất kích thích và có thể tăng trương lực hệ thống tiêu hóa của bạn gây rối loạn nhu động ruột nên thức ăn kém lưu thông trong đường ống tiêu hóa.
- Tránh các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Chất béo rất khó tiêu hóa và có thể gây co thắt đường tiêu hóa.
- Tập thể dục. tăng cường hoạt động, đặc biệt là vào buổi sáng trước khi ăn sáng, nó sẽ kích thích và điều hòa nhu động ruột
- Dần dần ăn tăng chất xơ 25-30 gam mỗi ngày. Chất xơ giúp nhiều tránh nhiều bệnh tiêu hóa, bao gồm đầy hơi và chướng bụng
Thực hiện các thay đổi dần dần, giải quyết từng vấn đề, thay đổi từng thói quen một, đừng qua sốt ruột mà thực hiện cùng một lúc nhiều biện pháp. Các nghiên cứu cho thấy người ta có thể sửa đổi hành vi của họ một cách dễ dàng nhất bằng cách thay đổi dần dần và tập trung vào một số giới hạn các mục tiêu cùng một lúc. Theo dõi sự tiến triển của bệnh.chính sự cải thiện này sẽ thúc đẩy bạn thay đổi và cải thiện cuộc sống của bạn.
Thủy – Daitrang.vn