Chảy máu trực tràng tình trạng được nói về tình trạng đại tiện ra máu từ hậu môn. Tình trạng này gặp khá phổ biến ở nhiều người, nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng. Vậy chảy máu trực tràng do bệnh gì gây nên? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra chảy máu trực tràng và cách điều trị.
Chảy máu trực tràng là gì?
Trực tràng là cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng là thuật ngữ nói về vấn đề vấn đề đại tiện có máu ra từ hậu môn. Trong đó, máu thường trộn lẫn với phân hoặc các cục máu đông. Theo nhiều chuyên gia, không phải tất cả máu chảy ra đều xuất phát từ trực tràng mà có thể xuất phát từ bất cứ nơi nào trong đường ruột.
Nguyên nhân gây chảy máu trực tràng
Những nguyên nhân dẫn tới chảy máu trực tràng thường gặp là:
Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, khi đệm trĩ giãn rộng có thể gây ra các vấn đề như chảy máu hoặc khó chịu ở hậu môn.
Giống như vết nứt hậu môn, chảy máu ở bệnh trĩ thường là nhẹ và không gây ra thiếu máu hoặc huyết áp thấp. Thiếu máu, thiếu sắt có thể do kết quả của việc chảy máu từ trĩ lặp đi lặp lại trong thời gian dài ( nhiều năm/ nhiều tháng).
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn do lớp niêm mạc ở ống hậu môn bị rách nát do táo bón hoặc do hiện tượng ruột co bóp quá mạnh. Khi đó, cơ hậu môn co siết quá chạt cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng trên.
Khi niêm mạc bị rách nát gây ra đau đớn cho những lần đi cầu tiếp theo. Máu chảy ra trong nứt hậu môn thường ít và nhận thấy trong bồn cầu hoặc giấy vệ sinh có màu đỏ tươi.
Triệu chứng của bệnh thường nhầm lẫn với bệnh trĩ, nhưng bệnh trĩ không gây ra đau khi đi tiêu
Bệnh túi thừa đại tràng
Túi thừa đại tràng là bệnh lý tại đại tràng, nguyên nhân cho tới nay vẫn chưa được biết đến nhưng có thể do áp suất cao trong đại tràng kéo dài nhiều năm hoặc có điểm yếu trong thành đại tràng.
Túi thừa là vĩnh viễn và không một chế độ ăn uống nào khiến chúng biến mất. Cách duy nhất là phẫu thuật loại bỏ một phần của đại tràng có chứa túi thừa
Tuy nhiên, hầu hết xuất huyết từ túi thừa không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc ít triệu chứng. Túi thừa không phải là một vấn đề, trừ khi vỡ túi thừa và nhiễm trùng (áp xe) gây viêm túi thừa. Khi túi thừa bị viêm gây ra tình trạng đau bụng, sốt, đau thường ở vùng bụng dưới và bên trái. Túi thừa hiếm khi gây chảy máu trừ khi mạch máu bên trong túi thừa suy yếu do nhiễm trùng hoặc vỡ.
Bệnh Crohn
Đây là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ruột nghiêm trọng. Bệnh Crohn có các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào phần ruột bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Triệu chứng bao gồm:
- Tiêu chảy ra máu
- Đau bụng
- Người mệt mỏi
Viêm loét đại tràng
Đây là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, triệu chứng phổ biến khi bệnh bùng lên là tiêu chảy kèm máu. Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp của viêm đại tràng hoặc proctitis (viêm trực tràng) có thể gây chảy máu trực tràng.
Tìm mua sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng: TẠI ĐÂY
Polyp
Polyp đại tràng (u tuyến) hầu hết phát triển ở những người lớn tuổi. Polyp thường là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi polyp có thể chảy máu và polyp biến thành ung thư.
Ung thư
Ung thư đại tràng và ung thư trực tràng là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đôi khi cũng xuất hiện ở người trẻ tuổi. Chảy máu trực tràng là một trong những triệu chứng của bệnh.
Ung thư các bộ phận khác của đường ruột đôi khi gây ra chảy máu trực tràng nhưng không phổ biến.
Bất thường mạch máu (Angiodysplasias)
Xảy ra ở dưới lớp niêm mạc của đại tràng, thường được nhìn thấy dễ dàng trong quá trình nội soi là:
- Máu đỏ tươi
- Tổn thương giống như nhện ngay dưới lớp niêm mạc của đại tràng
Nguyên nhân gây bệnh không rõ nhưng tần số mắc bệnh tăng theo độ tuổi
Bất thường đường ruột
Các bất thường khác của đường ruột hoặc của thành ruột có thể gây chảy máu trực tràng ở trẻ nhỏ ví dụ: volvulus, lồng ruột, túi thừa Meckel, sự phát triển mạch máu bất thường…
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng có thể gây chảy máu, phân đen.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy….
Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng cây nhà lá vườn
Phương pháp điều trị chảy máu trực tràng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn tới chảy máu trực tràng người ta áp dụng một số phương pháp xét nghiệm như sau:
- Nội soi
- Enteroscopy
- Thụt Bari chụp Xquang đại tràng
Điều trị chảy máu trực tràng ở mức độ nhẹ dùng các biện pháp như:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và chất xơ
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích
- Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là biện pháp giúp cải thiện chảy máu trực tràng.
Khi chảy máu trực tràng là biến chứng của một số căn bệnh khác thì người bệnh cần điều trị theo pháp đồ điều trị của bác sỹ để đạt kết quả tốt nhất.
Cần gặp bác sĩ khi nào?
Trong trường hợp chảy máu trực tràng kéo dài kèm với một số triệu chứng sau thì cần đưa ngay người bệnh tới bệnh viện:
- Buồn nôn
- Da nhợt nhat, ướt do đổ mồ hôi
- Ngất xỉu
- Chóng mặt, người lâng lâng sau khi đứng lên
- Mờ mắt
- Đầu óc không minh mẫn
- Nước tiểu ít
- Đau bụng
- Chuột rút dữ dội
- Đau hậu môn kèm chảy máu liên tục và nhiều