Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến ở nước ta. Các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây nên như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi,…Viêm đại tràng cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời tránh bệnh chuyển sang giai đoạn nặng việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Có nhiều phương pháp cải thiện viêm đại tràng, một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng là dùng thảo dược.
Viêm đại tràng – Triệu chứng đa dạng
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh dễ tái phát và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thủng đại tràng, tắc ruột, xuất huyết ồ ạt thậm chí là ung thư trực tràng.
Biểu hiện thường gặp của viêm đại tràng:
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa: Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc táo lúc lỏng, lúc sền sệt, lúc sống. Phân không thành khuôn, có lẫn nhầy bọt nhưng không lẫn máu. Sau khi đi đại tiện người bệnh có cảm giác không thoái mát, mót rặn.
- Chán ăn, ăn uống kém, tinh thần căng thẳng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, lo lắng thái quá khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn
- Đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn kèm theo triệu chứng sôi bụng. Vị trí đau không cố định, có thể đau ở phần bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng lên sau khi ăn, giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện. Người bệnh dễ bị đau bụng khi ăn phải thức ăn lạ. Nếu bệnh tiến triển nặng người bệnh gầy sút, hốc hác.
- Chướng bụng đầy hơi khó tiêu khiến người bệnh rất khó chịu, ăn uống không ngon miệng.
Thảo dược giúp cải thiện viêm đại tràng
Theo y học hiện đại, nguyên tắc chung trong điều trị viêm đại tràng là cần kiên trì và toàn diện kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, người bệnh sử dụng thảo dược giúp cải thiện tình trạng. Một số thảo dược được dùng để cải thiện viêm đại tràng như:
Cây nha đam chữa viêm đại tràng
Theo đông y, nha đam có tính mát, thanh nhiệt, giải độc giúp nhuận tràng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê, dùng để sát khuẩn, thanh nhiệt và thông tiểu. Cách dùng nha đam chữa viêm đại tràng như sau:
Lấy 5 lá nha đam tươi bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30ml. Sử dụng cách này kiên trì trong một thời gian dài để vết loét trong đại tràng được lành hẳn.
Hỗ trợ điều trị táo bón bằng cách:
Ngày ăn 1 lá nha đam tươi hoặc 20g nha đam xay với 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị chữa chứng tiêu hóa kém:
Sắc chung 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo, uống ngày 2-3 lần.
Chữa viêm đại tràng với củ riềng
Theo y học cổ truyền riềng có vị cay, tính ấm có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên việc đưa vào trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả là việc không thể thiếu được.
Sử dụng củ riềng chữa viêm đại tràng như sau:
Cách 1:
- Riềng tươi 20g
- Lá lốt 20g
Riềng tươi rửa sạch, thái lát. Cho riềng tươi và lá lốt vào ấm và hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc ra uống dần
Cách 2:
Riềng tươi 20g
Búp ổi 20g
Vỏ quả chuối xanh 30g
Cách dùng: Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Công dụng: ôn ấm tỳ vị, cầm tiêu chảy.
Cách 3:
- Riềng tươi 20g
- Lá nhót 20g
- Lá mã đề 20g
Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Cách 4:
- Riềng tươi 20g
- Bạch truật 16g
- Lệ chi 20g
- Quế tốt 8g
Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Với người bệnh viêm đại tràng thể hàn thấp sử dụng bài thuốc dân gian như sau:
- Riềng khô 16g
- Bạch truật 16g
- Hoài sơn 16g
- Liên nhục 12g
- Sơn thù 12g
- Phòng sâm 16g
- Bạch linh 12g
- Cam thảo 12g
- Táo tàu 4 quả
- Trần bì 10g
- Sinh khương 6g
- Thảo quả 6g
- Ngũ gia bì 12g
- Đinh lăng 16g
Mỗi ngày uống 1 thang để thuốc phát huy hiệu quả. Với bài thuốc này có tác dụng bổ tỳ dương, chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ thổ, rất thích hợp trong việc điều trị viêm đại tràng hiệu quả.
Kiên trì sử dụng bài thuốc dân gian này từ riềng giúp cải thiện viêm đại tràng.
Dùng củ nghệ vàng chữa viêm đại tràng
Bạn có thể xay thành bột nghệ để vào lọ kín sử dụng lâu dài. Mỗi lần dùng lấy 3 thìa cà phê bột nghệ pha với 150ml nước sôi để nguội và khuấy đều lên uống. Ngày uống 3 lần sau ăn, sau khoảng 1 tháng là bệnh tiến triển rõ rệt.
Lá mơ lông chữa viêm đại tràng
Lá mơ lông thường dùng để ăn kèm với một số món ăn, bên cạnh đó nó cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh được biết đến từ lâu như nhuận gan, giải nhiệt, kiện tỳ vị, sát khuẩn…
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị chua, tính bình nên có công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, giải độc, tiêu thực, trừ thấp tiêu thũng. Được dùng trong các trường hợp như đau khớp, đau bụng, kiết lỵ, đầy bụng, chậm tiêu, gan to, lách to, ung nhọt, khí hư bạch đới.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho rằng, thành phần hóa học có trong lá mơ lông bao gồm như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…cũng có tác dụng rất lớn trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chống co thắt hồi tràng.
Cách sử dụng lá mơ lông chữa viêm đại tràng:
Cách 1 :
Dùng khoảng 30 – 50 g là mơ lông đã rửa sạch và thái nhỏ rồi trộn đều với một – hai quả lòng đỏ trứng gà. Lưu ý không lấy lòng trắng vì nó có nhiều chất khó tiêu.
Sau đó đổ hỗn hợp này lên lá chuối đã được lót ở đáy chảo rồi nướng chín bằng lửa nhỏ. Chú ý là phải dùng lá chuối để không bị mất tinh dầu trong lá mơ lông. Mỗi ngày ăn 3 lần và ăn liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Cách 2: hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính
Dùng lá mơ lông kết hợp với các thảo dược khác như: vọng cách, bạch truật, mộc hoa trắng, lá khôi tía, sa nhân, trần bì, mạch nha, sơn tra, mộc hương, đảng sâm, hoàng liên tạo thành một bài thuốc. Tất cả sắc chung nồi dùng để uống.
Cây mộc hoa trắng
Đây là dược liệu dùng trong điều trị viêm đại tràng, mộc hoa trắng hay còn gọi là cây sừng trâu, được sử dụng nhiều trong Đông y để chữa bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, bệnh lị do amip gây ra. Phần vỏ thân cây được sử dụng để điều trị bệnh đại tràng vì trong vỏ mộc hoa trắng có chứa conessin diệt được amip tận gốc và ngăn chặn lây lan.
Cách dùng như sau: Lấy 10 -15g vỏ cây mộc hoa trắng đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày, hoặc tán bột vỏ cây rồi dùng dần với nước, mỗi lần pha 10g.
Lá vối tươi chữa bệnh đại tràng
Lá vối có đặc tính như kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, diệt khuẩn tốt đặc biệt hữu hiệu trong điều trị triệu chứng của bệnh đại tràng như đi ngoài phân sống, đau bụng,…
Cách dùng lá vối như sau: Lá vối tươi, rửa sạch, vò nát cho vào bình pha chè, uống thay nước lọc hàng ngày. Việc điều trị bằng loại thảo dược này phải kiên trì và kéo dài. Việc duy trì thói quen uống nước vối tươi tốt cho sức khỏe và đại tràng.
Bài thuốc dân gian ít nhiều đem lại hiệu quả điều trị bệnh nhưng việc dùng thuốc phải phù hợp với thể trạng từng người. Do đó, người bệnh cần đi khám cụ thể để nắm rõ tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị đúng cách.
Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.