Lao ruột là bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa và được khu trú ở ngay ruột, sau đó mới xâm nhập vào các cơ quan khác (ít gặp).
Triệu chứng của lao ruột
Lao ruột có thể bị do sử dụng các thực phẩm nhiễm khuẩn lao. Sau khi ăn, trực khuẩn lao đi qua thành ruột, gây tổn thương các hạch ở mạc treo. Những người bệnh lao phổi cũng thường bị lao ruột do nuốt cả đờm có trực khuẩn lao hoặc do khuẩn lao từ phổi vào ruột theo đường máu.
Nhưng lao ruột khác với lao phôi, không lây qua không khí và tiếp xúc. Khi đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ bồn cầu tránh các nguy cơ lây nhiễm cho người khác khi phải sử dụng chung bồn cầu.
Các triệu chứng thường gặp của lao ruột như sau:
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân loãng hoặc sền sệt, ngày đi 4-6 lần
- Hiện tượng tiêu chảy kéo dài, có lúc đỡ nhưng hay tái phát, rất dễ trở thành tiêu chảy mạn tính.
- Đôi khi bị táo bón
- Ăn không ngon, tiêu hóa chậm, ợ hơi, buồn nôn
- Đau bụng âm ỉ vùng rốn hay hố chậu phải, đau tăng dần khi ăn hoặc gắng sức
- Người gầy xanh mệt mỏi, sốt về chiều
Hậu quả khi bị lao ruột gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột, thủng ruột. Bệnh lâu ngày mà không được phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Trực khuẩn lao khi đến ruột sẽ gây tổn thương và gây viêm loét đại tràng, ruột non.
Bệnh lao ruột hoàn toàn có thể chữa khỏi, cần phát hiện bệnh và đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó cần có một chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh lao ruột.
Chuẩn đoán bệnh lao ruột
Chẩn đoán xác định
Dựa vào các hội chứng như sau:
1. Hội chứng tổn thương ruột
- Đau bụng, chướng hơi, có dấu hiệu Koenig
- Biếng ăn, gầy sút, xanh xao
- Ỉa lỏng kéo dài, phân có nhầy, máu, mủ
Khi xét nghiệm có kết quả:
- X quang, ruột: tiểu tràng có chỗ to, chỗ hẹp, đại tràng có thành dày cứng, nham nhở…
- Soi và sinh thiết ruột thấy tổn thương lao ở thành ruột
2. Hội chứng nhiễm lao
Biểu hiện: Sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi .
Xét nghiệm:
- Máu: Lympho tăng, máu lắng tăng .
- Mantoux (+) rõ rệt.
- Tìm thấy trực khuẩn lao trong phân …
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
Một số bệnh gây ỉa chảy
- Nhiễm khuẩn (ví dụ: Salmonella)
- Ung thư manh tràng.
- Bệnh Crohn.
Bệnh có khối u ở hố chậu phải dễ nhầm với lao manh tràng
- U amíp
- Áp xe ruột thừa
Điều trị lao ruột như thế nào?
Điều trị nội khoa
Chế độ dinh dưỡng: Cần ăn đủ chất đặc biệt là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều các thức ăn dạng bột
Thuốc điều trị: Bao gồm các loại thuốc
- Thuốc điều trị nguyên nhân (diệt vi khuẩn lao)
- Thuốc điều trị tấn công
- Điều trị củng cố
- Thuốc điều trị triệu chứng(chống đau bụng, băng xe niêm mạc, chống ỉa chảy)
Điều trị ngoại khoa
Chỉ cần phẫu thuật chỉ đặt ra khi có biến chứng: thủng, tắc ruột.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống nên hạn chế các thức ăn đặc, có tính nóng như hạt điều, các thực phẩm dễ gây táo bón… Thay vào đó người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều rau cho nhuận tràng.
Sinh hoạt thường ngày,cần giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt không nên uống sữa bò tươi khi chưa kịp qua xử lý.
Trong quá trình điều trị lao ruột cần theo dõi biến chứng tắc ruột của bác sĩ với bệnh nhân và bệnh nhân tự theo dõi phải hết sức chú ý. Nếu bệnh nhân thấy đau bụng thì phải coi chừng tắc ruột. Nếu tắc ruột cần mổ ngay để không nguy hiểm đến tính mạng.