Đại tràng dài ở trẻ em gây nên chủ yếu do bẩm sinh hoặc do táo bón kéo dài. Trẻ thường bị táo bón kéo dài, đầy hơi chướng bụng thậm chí có trẻ còn bị tắc ruột. Tình trạng này tiếp diễn khiến trẻ ngày càng suy kiệt, cùng tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị đại tràng dài ở trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới đại tràng dài ở trẻ em
Bệnh đại tràng dài có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:
Do dị tật bẩm sinh ở đại tràng
Ngay khi sinh ra trẻ đại tràng của trẻ đã gặp phải bất thường này, theo thống kê cho thấy có gần 10% trẻ sinh ra đã bị đại tràng dài. Đây không được coi là bệnh mà chỉ là một hiện tượng sinh lý bất thường và không đáng lo ngại.
Do táo bón
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, táo bón kéo dài trở thành nguyên nhân dẫn tới phình đại tràng và đại tràng bị kéo dài hơn. Theo thống kê có tới hơn 90% trẻ bị xác định đại tràng dài do nguyên nhân này.
Ở những trẻ bị đại tràng dài gây ra táo bón và các triệu chứng về tiêu hóa mới được gọi là bệnh và cần thiết phải điều trị bằng nhiều phương pháp tùy theo mức độ của bệnh
Dấu hiệu nhận biết đại tràng dài ở trẻ
Dấu hiệu bên ngoài của bệnh:
- Tình trạng táo bón kéo dài khiến sức khỏe của trẻ ngày càng suy kiệt, ăn ngủ kém. Nguyên nhân do bé bị đại tràng dài, phân di chuyển trong đại tràng lâu hơn bình thường do đó phân bị hấp thụ nước nhiều hơn và trở nên khô rắn.
- Đau bụng và nôn ói nhưng hiếm gặp hơn xảy ra khi đại tràng dài gây xoắn hoặc tắc ruột. Đây là triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời.
Đối với trẻ bị đại tràng dài bẩm sinh các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển như sau:
- Triệu chứng xuất hiện tháng đầu tiên (thường chiếm 80 – 90% trường hợp): là rối loạn đi tiêu ở trẻ sơ sinh, bé chậm đi tiêu phân su sau 24 giờ đầu tiên, sau đó táo bón thường xuyên, bụng chướng và tăng dần do tình trạng ứ đọng phân. Bé xanh xao, bứt rứt, thở nhanh do bụng trướng làm cản trở hô hấp
- Một số trẻ ít triệu chứng, biểu hiện ở tuần thứ hai, thứ ba. Một số trường hợp bệnh có biểu hiện không rõ ràng trong 6 tháng đầu. Bé chỉ có những đợt táo bón thường xuyên, những đợt viêm ruột, bé lên cân chậm hơn so với những bé bình thường.
Điều trị đại tràng dài ở trẻ như thế nào?
Bệnh đại tràng dài không phải điều trị nếu như không gây ra tắc ruột hoặc xoắn đại tràng. Trẻ có thể sống khỏe mạnh bằng các phương pháp hỗ trợ chủ yếu thông qua chế độ ăn uống hàng ngày mà không cần can thiệp y tế.
Liệu pháp điều trị đại tràng dài ở trẻ tập trung vào chữa táo bón. Chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện tình trạng. Nếu bệnh không gây trở ngại trong quá trình đại tiện thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
Những trường hợp trẻ bị xoắn đại tràng hoặc tắc ruột do kích thích phần đại tràng bị kéo dài quá mức các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị giãn. Sau đó, nối liền 1 đầu đại tràng bình thường lại với nhau và thực hiện chức năng tiêu hóa bình thường.
Cách phòng ngừa bệnh đại tràng dài ở trẻ em
Để phòng ngừa hiệu quả chứng đại tràng dài ở trẻ cha mẹ nên làm là ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ em. Có những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng táo bón như:
- Trẻ mải chơi, lười rặn nênkhông muốn ngồi lâu ở trên bồn cầu, khi cơn đau bụng qua đi hoặc đi không hết phân lượng phân còn lại sẽ bị tồn đọng và cứng hơn gây ra táo bón
- Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, uống ít nước
- Trẻ thường nhịn đi cầu, không muốn đi ở trường
- Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất xơ
- Trẻ sợ đau như những lần táo bón trước
- Trẻ được thay đổi sữa hoặc mẹ pha sữa không thức cho bé đặc hơn trước
Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ táo bón từ đó có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Hãy khuyến khích trẻ đi cầu mỗi khi có nhu cầu:
- Tập cho bé thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định trong ngà
- Uống nước mỗi ngày bao gồm sữa, nước lọc, nước ép trái cây, canh
- Tập cho trẻ ăn rau, trái cây, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể
- Với trẻ bú sữa công thức cần chọn loại sữa có bổ sung chất xơ và lợi khuẩn giúp đường ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn.
Khi thực hiện tốt các biện pháp mà bệnh của trẻ sẽ dần được ngăn ngừa hoặc cải thiện. Trong trường hợp bệnh táo bón của trẻ kéo dài mà không chữa trị được cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị đúng cách.
Xem thêm: 5 động tác yoga cải thiện viêm đại tràng