Rất nhiều người mắc đau bụng bên trái mà không biết nguyên nhân do đâu và thường bỏ qua dấu hiệu này. Nhưng trong nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng bên trái để có kiến thức xử trí kịp thời.
Đau bụng bên trái do đâu?
Nguyên nhân gây đau bụng bên trái
Viêm đại tràng
Đại tràng là phần ruột già cuối đường ống tiêu hóa của cơ thể. Khi đại tràng bị viêm gây ra những cơn đau ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Kèm theo đó người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt và có thể sốt.
Khi mắc viêm đại tràng cần được thăm khám cụ thể để có cách điều trị hợp lý. Ngay khi mắc bệnh cần nhanh chóng được chữa trị, kéo dài thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng. Người bệnh cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh viêm đại tràng của mình.
Đau dạ dày
Đây là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất kì ai. Người bệnh có dấu hiệu là những cơn đau bụng bên trái kèm với các triệu chứng khác như chướng bụng, ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau bụng bên trái thường gặp vào lúc rất đói hoặc lúc vừa mới ăn xong. Phần lớn bệnh gặp ở những người có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn uống không điều độ lúc đói lúc no, uống nhiều rượu bia…
Ngoài đau bụng bên trái, đau dạ dày thường đau ở vùng thượng vị tức là vùng trên lỗ rốn và dưới xương ức. Tùy người bệnh mà cơn đau bụng âm ỉ, tức bệnh hoặc nóng rát khó chịu nhưng không có cảm giác đau quằn quại và từng cơn.
Điều trị đau dạ dày cần thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và có phương pháp trị bệnh hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ.
Đau thận trái
Cơn đau bắt đầu từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Cơn đau rất dữ dội khiến người bệnh có thể không đi được và kéo dài tới vài tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể xuất hiện tiểu ra máu, nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.
Dù là đau thận trái hoạc phải cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bởi thận là cơ quan khá quan trọng trong cơ thể, giúp bài tiết chất thải ra bên ngoài. Tổn thương thận ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.
Đau tụy tạng
Đau tụy tạng phụ thuộc vào mức độ bị đau có thể là viêm tụy tạng, ung thư tụy tạng mà tính chất của cơn đau khác nhau. Cơn đau thường dữ dội và liên tục mấy giờ đồng hồ có thể là cả ngày. Cơn đau bên trái và đau thấu ra sau lưng. Người bệnh có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn.
Khi bị đau tụy tạng gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể ảnh hưởng tới chức nặng phổi làm mức oxy trong máu giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Viêm tụy cấp có thể làm cho tuyến tụy dễ nhiễm trùng. Tụy nhiễm trùng rất nguy hiểm cần điều trị chuyên sâu.
Tắc ruột
Tình trạng tắc bất kì đoạn ruột nào gây ra các triệu chứng đau bụng trái, buồn nôn, nôn gây tăng áp trong ổ bụng, ruột tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. Tắc ruột hoàn toàn gây bí trung đại tiện, bán tắc ruột gây bí đại tiện nhưng vẫn trung tiện được.
Những cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác
Dưới đây là những cơn đau bụng nguy hiểm liên quan tới bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, mọi người cần cảnh giác khi gặp các cơn đau bụng như miêu tả dưới đây:
- Đau thượng vị (dưới xương ức): Triệu chứng này rất hay gặp ở một số bệnh thông thường, nguyên nhân khá đa dạng và khó xác định. Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày, giun chui ống mật, bệnh về tụy, đại tràng, gan mật…
- Đau phía trên vùng giữa rồi chuyển về dưới xương sườn: Có thể đây là dấu hiệu của sỏi mật, nguyên nhân gây sỏi mật do chế độ ăn uống quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Cơn dau chuyển dần về phía bên phải, dưới xương sườn, đau tăng lên sau khi ăn.
- Đau xung quanh rốn sau đó chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải: Dấu hiệu của viêm ruột thừa với các dấu hiệu đau nhức ngay phía trên rốn, sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng, nếu dùng tay ấn vào sẽ càng đau hơn. Đồng thời có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể ‘xì hơi’ hoặc bị sưng vùng bụng…
- Đau bụng dưới bên trái: Nguyên nhân có thể do các cơ quan bên trong bị tổn thương như đại tràng co thắt quá mạnh hoặc đau đường tiểu. Nữ giới do cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung bị dau hoặc buồng trứng bị xoắn
- Đau từng cơn ở vùng bụng dưới: Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống không hợp lý. Các dấu hiệu kèm theo như đau từng cơn vùng bụng dưới, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi.
Khi gặp những cơn đau bụng nguy hiểm này bạn cần tới các trung tâm y tế để thăm khám từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Xem thêm: Điều trị viêm đại tràng co thắt