Đau bụng đi ngoài có bọt là dấu hiệu của một số bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó khi có dấu hiệu trên người bệnh không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài có bọt và cách xử trí hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài có bọt
Bị nóng trong người
Trường hợp phân sủi bọt có thể cho thấy dấu hiệu cơ thể không khỏe mạnh, có thể do bị nóng trong người. Vì vậy, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, bổ sung thực phẩm có tính mát để cải thiện tình trạng.
Do rối loạn tiêu hóa thông thường
Nếu tình trạng đi ngoài ra bọt, nhầy chỉ kéo dài vài ngày có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ. Rối loạn tiêu hóa gây ra hội chứng co thắt không bình thường ở các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu như:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Rối loạn tiêu hóa, ngày táo bón ngày tiêu chảy,…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng bạn cần lưu ý về vấn đề chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi:
- Ăn món ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp và chia nhiều bữa nhỏ. Bên cạnh đó, không ăn đồ cay nóng, các món ăn sống, đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, tinh bột. Không sử dụng bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá và bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả
- Nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn, không nên vận động quá nhiều hoặc để tinh thần căng thẳng vì sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng
Do viêm đại tràng
Với tình trạng hiện tại của bạn là: Đau bụng đi ngoài ra bọt kèm theo dấu hiệu chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần trong ngày,…đây có thể xem là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng. Những triệu chứng này kéo dài lâu bạn không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình.
Vậy viêm đại tràng là bệnh gì và có biểu hiện như thế nào cùng tham khảo những thông tin dưới đây:
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần cuối cùng của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng có tác dụng hấp thu lượng nước và muối khCó oáng từ thức ăn cùng với sự hỗ trợ của các vi khuẩn tạo bã giúp phân hủy thức ăn thành phân. Khi thức ăn được được tiêu hóa hấp thụ đủ, đại tràng co bóp nhu động để bài tiết phân qua trực tràng và thải ra ngoài.
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây viêm nhiễm và rối loạn chức năng của đại tràng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng như do vi sinh vật gây bệnh chứng lỵ, do amip, do chế độ ăn uống không điều độ, sau điều trị bức xạ cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt, stress,…
Viêm đại tràng trở thành bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay và ngày càng có sự trẻ hóa về độ tuổi nhiễm bệnh. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị chuyển sang dạng mạn tính và gây ra nhiều biến chứng như tắc ruột, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng thậm chí gây ung thư đại tràng.
Triệu chứng của viêm đại tràng
Phần lớn những người bệnh đi khám và điều trị viêm đại tràng đều trong tình trạng bệnh đã nặng. Để tránh trường hợp phát hiện bệnh khi tình trạng bệnh đã nặng cần phát hiện sớm thông qua những dấu hiệu về viêm đại tràng như sau:
Mệt mỏi chán ăn
Người bệnh viêm đại tràng thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, trí nhớ giảm, thường xuyên cáu gắt. Có thể có hiện tượng sốt. Khi người bệnh nặng cơ thể gầy gò, hốc hác.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Người bệnh đi ngoài phân lúc táo lúc lỏng, phân nát, không thành khuôn, đi từ 2 – 6 lần/ngày. Người bệnh có cảm giác mót rặn, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp
Đầy hơi chướng bụng
Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức và khó chịu không thoải mái trong khi làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Đau bụng
Là triệu chứng phổ biến nhất, đau âm ỉ ở dưới bụng hoặc dọc theo khung đại tràng. Cơn đau tăng lên sau khi người bệnh ăn và trước khi đại tiện, lúc đói giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện.
Đau bụng thường bị đau ở hố chậu trái hoặc phải, đối với người bệnh nặng có thể có hiện tượng chảy máu trực tràng, đi ngoài phân nhày và có thể có máu,…
Viêm đại tràng là bệnh dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Mỗi khi ăn phải thức ăn không hợp hoặc lo nghĩ khiến bệnh nặng thêm, điều trị không đúng có thể khiến người bệnh ngày càng gầy yếu, ăn kém, suy kiệt thậm chí tử vong. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh người bệnh nên tới trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám và chẩn đoán chính xác từ đó có biện pháp điều trị cụ thể.
Cần làm gì khi bị đau bụng đi ngoài có bọt?
Với trường hợp bình thường
Khi số lần đi ngoài dưới 3 lần/ngày, cân nặng không bị thay đổi và không có dấu hiệu của bệnh lý thì không có gì nguy hiểm. Tình trạng trên sẽ dần biến mất sau một thời gian.
Cần lưu ý, khẩu phần ăn cần cân bằng dinh dưỡng, không quá nhiều tinh bột và nên chọn những loại dễ tiêu hóa.
Đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Đau bụng đi ngoài có bọt kéo dài
Khi tình trạng đau bụng đi ngoài kéo dài kèm với các triệu chứng khác người bệnh cần tới trung tâm y tế để kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị cụ thể.
Bên cạnh đó cần lưu ý các vấn đề sau:
- Ăn chín uống sôi
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Các thực phẩm không tốt cho đường ruột cần hạn chế sử dụng
- Cần nắm rõ nguồn gốc thực phẩm đang sử dụng vì thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới các bệnh lý về đường tiêu hóa tăng cao đặc biệt là viêm đại tràng.
- Bổ sung nước trong quá trình bị tiêu chảy, đi ngoài
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Trường hợp đau bụng đi ngoài có bọt do viêm đại tràng có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất , xem: TẠI ĐÂY