Đau bụng đi ngoài là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Trong nhiều trường hợp, đau bụng đi ngoài chỉ là tình trạng rối loạn tiêu hóa nhưng một số trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu những nguyen nhân gây ra tình trạng này và giải pháp phòng trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
Với người bình thường ngày thường đi đại tiện 1 lần thậm chí có người 3 – 5 ngày mới đi đại tiện một lần. Khi bị đau bụng đi ngoài, số lần đại tiện tăng lên trong ngày. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường gặp là:
Dạ dày nhu động ruột quá nhanh
Do dạ dày nhu động ruột quá nhanh dẫn tới thức ăn trong ruột không đủ thời gian để chuyển hóa thức ăn nên gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, ăn quá nhiều món dầu mỡ, ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn bị nhiễm độc nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài
Dị ứng, kích thích
Khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể không thoải mái, căng thẳng, stress liên tục đều có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc dung nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Do bệnh cấp tính
Khi có dấu hiệu về rối loạn số lần đại tiện, tính chất phân hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn,… là những dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Tình trạng rối loạn đại tiện kèm với triệu chứng nôn, sốt, đi ngoài ra máu,… có thể là dấu hiệu của các bệnh cấp tính như:
- Tiêu chảy cấp
- Bệnh lỵ
- Trĩ
- Xuất huyết dạ dày
- Polyp đại tràng
- Ung thư đại tràng
Những trường hợp này người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Trường hợp đặc biệt, rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đi ngoài ra máu… có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính như: Tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, trĩ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị phù hợp. Còn lại, chủ yếu rối loạn đại tiện thường gặp ở một số bệnh thông thường của đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để hướng tới một số bệnh như sau:
Hội chứng ruột kích thích
Còn có tên gọi khác là đại tràng chức năng, bệnh không gây tổn thương tại ruột thường gây nên do thay đổi thói quen ăn uống, ăn các đồ lạ hoặc sau khi dùng một số thuốc. Người bệnh có các triệu chứng đau bụng đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, táo bón.
Khi bị bệnh gây ra hiện tượng tăng giảm sóng nhu động bất thường khiến thời gian di chuyển của phân trong ruột già dài hoặc ngắn lại gây ra táo bón, tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân khác gây ra căn bệnh do thay đổi tính nhạy cảm của ruột già làm hạ thấp phản xạ đi tiêu đồng thời gây ra sự rối loạn tâm lý, stress.
Hiện tượng rối loạn vi khuẩn đường ruột: Tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.
Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt, Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm dành riêng cho người bệnh. Với các thành phần từ thảo dược, có tác dụng nổi bật: Giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, đi ngoài phân sống, giảm kích thích co thắt đại tràng.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện số điện thoại tư vấn miễn cước: 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình.
Tình trạng táo bón
Táo bón là khi trên 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân rắn khó đi, có cảm giác đau rát hậu môn sau đại tiện.
Bệnh viêm đại tràng mãn
Khiến người bệnh đi ngoài trên 1 lần/ngày thường vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, sau khi dùng các chất kích thích. Phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn thậm chí táo hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Người bệnh có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp.
Với những trường hợp đau bụng đi ngoài thông thường có thể khắc phục bằng một số cách sau đây:
Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà
Bài 1:
- 5 lát gừng
- 6g tía tô rửa sạch
- Củ sả sao vàng: 20g
- Vỏ quýt sao thơm: 20g
Cho tất cả vào nồi thêm 2 bát nước rồi đem đun kỹ sao cho còn 1 bát là được. Dùng nước thuốc uống lúc nóng chữa đau bụng tiêu chảy nhanh do nhiễm lạnh với dấu hiệu: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, nhức đầu, phân lỏng, người lúc nóng lúc lạnh.
Bài 2:
- Lá vối 3 cái
- Vỏ ổi rộp 8g
- Núm quả chuối tiêu 10g
Tất cả đem thái nhỏ phơi khô, cho vào nồi thêm 400ml nước sắc còn 100ml. Chia nước thuốc này uống 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Bài 3:
Chữa đau bụng tiêu chảy do hàn thấp với dấu hiệu: Đau bụng lâm râm, đi ngoài phân loãng kèm nước trong, người mệt mỏi, chán ăn, rêu lưỡi nhạt trắng
- Củ riềng tươi thái lát mỏng 40g
- Vỏ bóc từ thân cây ổi 80g
Cho vào nồi thêm nước sắc đặc chia uống nhiều lần trong ngày
Bài 4:
- Vỏ quýt 16g
- Gừng khô 16g
- Gạo cũ rang cháy 100g
Cho vào ấm thêm lượng nước vừa đủ đem sắc đặc chia nước thuốc để uống nhiều lần. Dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn với triệu chứng tinh thần mệt mỏi, chán ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài nguyên thức ăn.
Bài 5:
Dùng trong thể thấp nhiệt với các triệu chứng: Đau bụng đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, hôi thối, đi tiểu ít, nước tiểu màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng
- Lá và bông mã đề 20g
- Nõn dứa 40g
Đen tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi cùng một ít muối, thêm 1 bát nước đem đun sôi khoảng 30 phút, chắt lấy nước uống bỏ bã.
Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài tiếp diễn trong nhiều ngày liền hoặc nó xảy ra khi bạn ngừng ăn uống cần tìm tới bác sĩ để thăm khám cụ thể. Khi có các dấu hiệu kèm theo như sau bạn cần đi khám ngay:
- Đau bụng, đau ruột dữ dội
- Sốt từ 38 độ C trở lên
- Tiêu chảy ra máu hoặc phân đen màu hắc ín
- Có dấu hiệu mệt mỏi, mất nước
- Tiêu chảy đi kèm với nôn mửa
Một số cách phòng tránh đau bụng đi ngoài đơn giản
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường xuyên gặp trong cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình. Dưới đây là một số cách phòng chống mà bạn có thể áp dụng:
- Không uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu và thực phẩm không hợp vệ sinh
- Chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ngăn ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn
- Chế biến thức ăn chín và sống riêng biệt, không sử dụng thức ăn hay ăn uống trong những cửa hàng không đảm bảo vệ sinh
- Nếu xung quanh có người mắc tiêu chảy cần cách ly, người mắc bệnh lỵ cần cách ly 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất, tiệt trùng dụng cụ ăn uống, phơi màn, chăn và quần áo.
- Không uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu và thực phẩm chưa được chứng nhận hợp tiêu chuẩn vệ sinh; chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Tràng Phục Linh Plus với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật
– Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống…
– Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Để tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, hãy click VÀO ĐÂY
- Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh