Đau bụng đi ngoài khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu đặc biệt là khi tình trạng này cứ kéo dài không dứt. Không chỉ ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống mà là dấu hiệu đáng lo ngại với sức khỏe. Một số trường hợp nếu không được điều trị có thể trở nên nguy hiểm tới tính mạng. Phải làm gì khi bị đi ngoài là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình huống trên. Dưới đây là cách xử trí khi bạn gặp phải hiện tượng này.
Đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài là tình trạng gặp khá phổ biến, hầu như ai cũng đã từng phải đối mặt với tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng đi ngoài, thường được chia làm 2 loại:
Đau bụng đi ngoài cấp tính
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc virus, ngộ độc thực phẩm, chúng giải phóng độc tố gây ra hiện tượng tiêu chảy. Người bệnh kèm theo các dấu hiệu:
- Đau bụng dữ dội
- Tiêu chảy
- Nôn
Cơ thể bị mất nước và chất điện giải, nếu không kịp thời bổ sung trong một số trường hợp cần được đưa tới trung tâm y tế để được điều trị. Với trường hợp đau bụng đi ngoài này thường hết sau vài ngày.
Đau bụng đi ngoài mãn tính
Chức năng của đại tràng co bóp và di chuyển chất cặn bã sau khi được tiêu hóa ở ruột non đồng thời hấp thu nước để hình thành khuôn phân. Vì vậy, đau bụng đi ngoài chủ yếu nguyên nhân do ở đại tràng. Chủ yếu là các bệnh mãn tính liên quan tới đại tràng bao gồm viêm đại tràng, đại tràng co thắt, polyp đại tràng, túi thừa đại tràng,…
Cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài bằng mẹo đơn giản
Với những trường hợp đau bụng đi ngoài thông thường mọi người có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị đau bụng đi ngoài khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải trầm trọng. Nước có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động trong cơ thể, do đó bạn cần bổ sung lượng nước đã mất. Bổ sung nước mỗi ngày là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy.
Cần lưu ý, khi bổ sung nước nên giữ đồ uống mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ một.
Sữa chua
Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn. Sữa chua được xem là một lựa chọn giúp ổn định dạ dày cho bệnh nhân đang có những rối loạn về tiêu hóa
Thực phẩm giàu tinh bột
Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột trong chế độ ăn uống hàng ngày khi bạn bị đau bụng đi ngoài vì chúng khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt hơn. Các thực phẩm tinh bột không chỉ làm giảm tình trạng tiêu chảy mà còn ngăn ngừa đi tiêu lỏng. Các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng bạn không thêm quá nhiều đường hoặc muối
Tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn từ nó. Các loại rau củ như cà rốt giúp tiêu hóa dễ dàng đồng thời giàu dinh dưỡng.
Chế độ nghỉ ngơi
Cần nghỉ ngơi đầy đủ để tình trạng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện. Nếu cơ thể thư giãn, thoải mái tình trạng bệnh cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Một số loại thức ăn cần tránh xa
Các loại thực phẩm như : Phô mai, sữa, các sản phẩm từ sữa khiến tình trạng đi ngoài của bạn càng trở nên tồi tệ hơn do đó hãy tránh xa những thực phẩm trên. Hơn nữa, bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng rất tốt với tình trạng tiêu chảy mà bạn không nên bỏ qua. Loại trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày.
Bạn có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút, uống ba tách trà hoa cúc giúp giảm tình trạng tiêu chảy
Quả việt quất
Quả việt quất được coi là thần dược trị được nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà. Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.
Vỏ cam
Trà vỏ cam có tác dụng rất tốt đối với người tiêu chảy. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.
Lá tía tô
Lá tía tô có tính ấm do đó có thể làm giảm bớt tình trạng nhiễm lạnh gây đau bụng, sôi bụng và tiêu chảy. Bạn có thể chuẩn bị một ít lá tía tô, vài lát gừng và củ riềng đun với 200ml nước, mỗi lần uống 50ml để giảm tình trạng đau bụng đi ngoài.
Chuối
Với thành phần pectin, một chất xơ hòa tan tốt cho tiêu hóa, các chất lỏng dư thừa trong dạ dày được hấp thụ và đào thải. Thành phần tinh bột trong chuối cũng giúp dạ dày dịu đi và hoạt động ổn định hơn.
Lưu ý: Nhiều người thường chủ quan với triệu chứng đau bụng đi ngoài nên khi gặp phải tình trạng này thường dùng các phương pháp dân gian. Với những trường hợp tiêu chảy thông thường không phải bệnh lý thì áp dụng phương pháp trên mang lại hiệu quả tạm thời. Nhưng với tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục và kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cũng như có biện pháp điều trị cụ thể.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Với tình trạng tiêu chảy thông thường không nghiêm trọng có thể tự hồi phục. Nhưng nếu có một số dấu hiệu dưới đây bạn cần gặp bác sĩ để tránh các vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe:
- Đau bụng dữ dôik
- Sốt trên 38 độ C trở lên
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen màu hắc ín
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi
- Tiêu chảy kèm theo tình trạng nôn mửa
Phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài bằng cách nào?
Để ngăn ngừa tiêu chảy do virus cần thực hiện: Rửa tau thường xuyên, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng thuốc diệt trùng tay khi rửa. Sử dụng cồn diệt trùng tay. Áp dụng các thuốc diệt trùng tay hoàn toàn bao gồm các mặt và cả hai tay. Sử dụng một sản phẩm có chứa ít nhất 60 phần trăm rượu.
Phòng tránh tiêu chảy từ thức ăn ô nhiễm bằng cách:
- Thực hiện ăn chín uống sôi
- Đảm bảo sử dụng thực phẩm sạch nắm rõ nguồn gốc xuất xứ
- Thực hiện an toàn vệ sinh từ khâu chế biến thức ăn
- Đảm bảo vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn để tránh lây lan vi khuẩn, virus,…
Phòng ngừa tiêu chảy khi đi du lịch bằng cách:
- Lựa chọn thực phẩm nên ăn, ăn thực phẩm đã được nấu chín, tránh ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín
- Đồ uống cần được lựa chọn cẩn thận, uống nước đảm bảo vệ sinh an toàn
- Hỏi ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc, chuẩn bị một số loại cần thiết trước khi bắt đầu chuyến du lịch. Trong một số trường hợp, điều này có thể giảm nguy cơ phát triển tiêu chảy du lịch
Lời khuyên dành cho người đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng, bạn cần nắm được một số mẹo nhỏ để giảm tình trạng đau bụng do bệnh gây nên như sau:
Tạo thói quen đi cầu
Rèn luyện thói quen đi cầu ngày một lần giúp điều hòa nhu động ruột cũng là cách giúp giảm đau bụng do viêm đại tràng. Để tạo được thói quen sinh học này vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy người bệnh dùng tay massage nhẹ nhàng vùng ổ bụng theo chiều vòng tròn của kim đồng hồ liên tục khoảng 200-300 vòng mỗi ngày để tạo thói quen đi cầu vào buổi sáng.
Tác dụng của phương pháp này giúp tạo ra nhu động ruột để đưa phân từ đại tràng xuống dưới trực tràng và tống ra ngoài trong 1 lần. Khi nhu động ruột hoạt động ổn định đại tràng ít bị co thắt hơn do đó mà tình trạng đau bụng giảm.
Hạn chế stress
Căng thẳng, stress khiến tình trạng bệnh viêm đại tràng càng trở nên tồi tệ. Do vậy, để tình trạng bệnh mau lành người bệnh cần có tinh thần lạc quan, vui vẻ, giải tỏa căng thẳng để có thể chiến đấu với bệnh tật. Tập luyện các môn thể thao, tập dưỡng sinh, tập yoga, đọc sách,..là những phương pháp hạn chế căng thẳng hiệu quả.
Chế độ ăn hợp lý
Việc xây dựng một chế độ ăn khoa học giúp giảm đau bụng do viêm đại tràng rõ rệt. Người bệnh cần được cung cấp 1 chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức. Chế độ ăn của người bệnh cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Chất bột : Mỗi ngày cần bổ sung 30-35Kcal/kg trọng lượng cơ thể (TLCT).
- Chất đạm: cần bổ sung 1g chất đạm/kg TLCT/ngày
- Chất béo: Người bệnh viêm đại tràng cần hạn chế tiêu thụ chất béo chứ không kiêng hoàn toàn. Bệnh nhân không nên sử dụng quá 15g chất béo 1 ngày.
Người bệnh bị đau bụng do viêm đại tràng cần được đi khám xem đại tràng có bị tổn thương như thế nào để có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, kết hợp với sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.