Đau bụng đi ngoài là hiện tượng gặp khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc là triệu chứng của các bệnh lý nào đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn là triệu chứng của bệnh gì qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân khiến đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Thông thường, người bình thường đi đại tiện 1 – 2 lần/ngày, phân khuôn, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những thay đổi về số lần đại tiện, tính chất của phân hoặc kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng, chướng hơi, buồn nôn, nôn…là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi ăn được xem là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong cơ thể đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm (Ngộ độc thức ăn) là tình trạng xảy ra quá nhiều hiện nay . Do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thực phẩm ôi thiu, chứa các chất phụ gia, thực phẩm bị nhiễm độc,…
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, chóng mặt,…Trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Bệnh Celiac
Bệnh này xa lạ với nhiều người tuy nên không loại trừ trường hợp mình mắc căn bệnh này nếu thường xuyên ăn uống xong bị đau bụng đi ngoài.
Bệnh Celiac là tình trạng không dung nạp gluten, các triệu chứng gặp phải là đau bụng đi ngoài sau khi ăn thực phẩm chứa quá nhiều gluten. Chất này có rất nhiều trong các thực phẩm như : Trứng, mì căn, lúa mì, lúa mạch đen, nước soda cũng như nhiều phụ gia trong nhiều thức ăn chế biến sẵn.
Viêm loét dạ dày
Do tổn thương, viêm nhiễm ở lớp lót của dạ dày. Nguyên nhân thường do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ khi đói hoặc sau khi ăn quá no, buồn nôn và nôn, đầy hơi, ợ hơi, chán ăn, sụt cân nhanh,…
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hiện tượng ăn xong bị đau bụng đi ngoài là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng ruột kích thích. Bệnh gây nên tình trang các cơ co thắt ở đường ruột thường mạnh hơn và kéo dài hơn so với người bình thường khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Các triệu chứng gặp phải : Đau bụng, đầu hơi, tiêu chảy, táo bón và có chất nhầy lẫn trong phân khi đi ngoài.
Bị viêm ruột thừa
Đau bụng đi ngoài sau khi ăn do viêm ruột có đặc điểm người bệnh đau âm ỉ xung quanh rốn sau đó chuyển dần xuống phần bụng dưới bên phải. Người bệnh có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt cao, chán an, vùng bụng bị sưng.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý trên, hiện tượng đau bụng đi ngoài còn do những nguyên nhân khác như ăn quá no, ăn phải thức ăn lạ, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc cơ thể không dung nạp lactose có trong thực phẩm vừa ăn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày liền hoặc vẫn xảy ra khi bạn đã ngừng ăn uống. Kèm theo đó là hiện tượng sốt, tiêu chảy, nôn, có lẫn máu trong phần hoặc có dấu hiệu mất nước,… Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được chữa trị đúng cách.
5 cách dân gian chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà
Với những trường hợp tiêu chảy kèm đau bụng thông thường, không phải là dấu hiệu của những bệnh lý bạn có thể giải quyết với 5 cách dơn giản dưới đây:
Cách 1
- 5 lát gừng
- Tía tô 6g
- Củ sả 20g
- Vỏ quýt 20g
Tía tô rửa sạch, củ sả sao vàng, vỏ quýt sao thơm sau đó cho tất cả vào nồi thêm 2 bát nước rồi đem đun kĩ sao cho còn 1 bát là được. Dùng uống lúc nóng giúp chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh (các biểu hiện đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân lỏng).
Cách 2
- Lá vối 3 cái
- Vỏ ổi rộp 8g
- Núm quả chuối tiêu 10g
Lá vối
Đem thái nhỏ phơi khô, cho vào nồi thêm 400ml nước sắc còn 100ml nước, chia nước thuốc này uống 2 lần trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Cách 3
Cách này áp dụng trường hợp tiêu chảy do hàn thấp với các dấu hiệu như:
- Đau bụng lâm râm
- Đi ngoài loãng kèm nước trong
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Rêu lưỡi nhạt trắng
Dùng bài thuốc:
- Củ riềng tươi thái lát mỏng 40g
- Vỏ bóc từ thân cây ổi 80g
Vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao sau đó cho vào nồi với củ riềng tươi sắc với nước, chia uống nhiều lần trong ngày.
Cách 4
- Vỏ quýt 16g
- Gừng khô 16g
- Gạo cũ rang cháy 100g
Cho tất cả vào ấm thêm lượng nước vừa đủ đem sắc đặc chua nước thuốc này nhiều lần. Cách này hiệu quả đối với người bị bệnh tiêu chảy do thể tỳ vị hư hàn với các dấu hiệu như tinh thần mệt mỏi, chán ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra còn nguyên thức ăn.
Cách 5
Dùng cho người bị tiêu chảy thể thấp nhiệt với dấu hiệu:
- Đau bụng đi ngoài ngay
- Phân có sắc vàng và mùi hôi thối
- Tiểu ít, nước tiểu màu đỏ
- Khát nước nhiều
- Rêu lưỡi vàng
Bài thuốc như sau:
- Lá và bông mã đề 20g
- Nõn dứa 40g
Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi cùng một ít nuối thêm một bát nước đem đun sôi khoảng 30 phút. Chắt lấy nước uống bỏ bã.