Đau bụng đi ngoài sau khi ăn khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, đáng báo động hơn tình trạng này hiện nay gặp ở khá nhiều người. Ăn xong lại đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau và nghiêm trọng hơn đây là dấu hiệu của một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn và cách khắc phục hiệu quả nhé.

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn là bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài là hiện tượng khá thường gặp, là triệu chứng cuản nhiều bệnh lý khác nhau liên quan tới đại tràng, dạ dày, ruột thừa,.. Bình thường sau kh ăn xong, thức ăn được đưa xuống dạ dày, hệ tiêu hóa bắt đầu tiết dịch, co bóp và tiêu hóa thức ăn. Trong quá trình đó, có thể có một số bộ phận nào đó bị tổn thương gây ra cảm giác đau.
Đau bụng đi ngoài sau khi ăn kéo dài có thể là dấu hiệu của một trong số những bệnh lý sau:
Ngộ độc thực phẩm
Đây là vấn đề báo động hiện nay khi thức ăn bẩn, sản xuất thực phẩm kém vệ sinh tràn lan trên thị trường. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do người bệnh ăn phải thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, ôi thiu hoặc chứa các chất phụ gia. Người bệnh thường có những biểu hiện như:
- Đau bụng đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sốt
- Chóng mặt,…
Với trường hợp nặng có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày thường do vi khuẩn gây ra dẫn tới sự tổn thương, viêm nhiễm ở lớp lót của dạ dày. Để nhận biết bệnh lý thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Bị đau bụng âm ỉ khi đói hoặc sau khi ăn no
- Buồn nôn và nôn
- Bị đầy hơi chướng bụng
- Chán ăn
- Sụt cân nhanh
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là tình trạng không dung nạp gluten, khi bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn một món ăn có chứa nhiều gluten. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như trứng, mì căn, lúa mì, lúa mạch đen, nước soda và dùng làm chất phụ gia trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn.
Hội chứng ruột kích thích
Bệnh gây ra những cơn đau quặn thắt đặc biệt là sau khi ăn sáng xong người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng này. Cảm giác đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân khối khá dễ nhận biết.
Ở những người bị hội chứng ruột kích thích, các cơ co thắt ở đường ruột thường mạnh hơn và kéo dài hơn so với người bình thường khiến cho thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột do đó gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và có chất nhầy lẫn trong phân khi đi ngoài.
Viêm ruột thừa
Nếu đau bụng đi ngoài sau khi ăn do viêm ruột thừa khi người bệnh có các triệu chứng:
- Đau âm ỉ quanh rốn sau đó chuyển dần xuống phần bụng dưới phía bên phải.
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
- Nôn ói
- Sốt cao
- Chán ăn
- Vùng thượng vị sưng
Viêm đại tràng
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm đại tràng. Bệnh hiện ngày càng có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở những đối tượng người trẻ tuổi. Nguyên nhân do dùng kháng sinh kéo dài, thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, thực phẩm không an toàn.
Chỉ cần ăn một chút thức ăn lạ, uống chút rượu bia,…là tình trạng đau bụng đi ngoài có thể xuất hiện ngay tức khắc khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Các cơn đau quặn bụng kéo dài, đau tăng lên sau khi ăn và giảm khi đại tiện hoặc trung tiện. Sau khi đi ngoài xong có cảm giác không thoải mái, mót rặn muốn đi tiếp. Phân lỏng nát, có lẫn nhầy bọt thậm chí có mùi chua.
Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp các biến chứng như thiếu máu do xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…
Để tìm mua sản phẩm cho người mắc viêm đại tràng, có thể xem : TẠI ĐÂY
Làm thế nào khi đau bụng đi ngoài sau khi ăn?
Nếu gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn, nếu chưa tới gặp bác sĩ bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đơn giản như sau:
- Lựa chọn chế độ ăn và thực phẩm phù hợp, nên chọn các loại thực phẩm có nhiệt lượng cao, bổ sung nhiều protein, lipit giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Món ăn chứa nhiều tinh bột như khoai lang, khoai tây, cơm,…giúp bạn giảm đau hiệu quả nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày
- Uống nhiều nước đề phòng cơ thể bị mất nước, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, gia vị cay nóng, không ăn các loại rau sống, tiết canh vì chúng dễ khiến tình trạng đau bụng đi ngoài trở nên trầm trọng hơn.
- Xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm ấm vùng bị đau giúp cải thiện tình trạng đau bụng
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ vì khi tinh thần đi xuống, chán nản và bi quan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
- Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời giúp xả stress và áp lực trong cuộc sống
Nên đi khám bác sĩ khi nào?
Khi tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn kéo dài trong nhiều ngày hoặc vẫn xảy ra ngay cả khi bạn đã dừng việc ăn uống. Ngoài ra, cần đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng kèm theo như:
- Sốt
- Nôn
- Tiêu chảy
- Phân có lẫn máu hoặc có biểu hiện mất nước
Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để được chữa trị đúng cách và kịp thời.
Khi đau bụng đi ngoài ăn gì để cải thiện tình trạng?
Để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị đau bụng đi ngoài:
Thực phẩm giàu tinh bột
Có tác dụng cung cấp năng lượng giúp người bệnh hạn chế mệt mỏi và nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe. Các loại thực phẩm: Gạo, khoai tây, khoai lang, lúa mì, lúa mạch,…nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Thực phẩm chứa đạm
Cụ thể như thịt gà, trứng, đậu nành, thịt bò,…lưu ý khi chế biến cần băm nhỏ hoặc hầm giúp dễ tiêu hóa. Sữa cần loại bỏ ra khỏi danh sách này vì giàu đạm nhưng sữa lại chứa lactose có thể khiến chứng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng.
Trái cây và rau xanh
Các nhóm thực phẩm giàu chất xơ cần thiết khi bạn gặp phải tình trạng trên. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ổn định đường ruột. Bên cạnh đó, còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bù đắp lượng dưỡng chất bị thiếu hụt do đi ngoài quá nhiều.
Bên cạnh đó, hãy kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu, thức ăn chua cay, nước ngọt , sữa và các thức uống có cồn.
Xem thêm: