Bình thường mỗi người đi đại tiện 1 -2 lần trong ngày, phân thành khuôn, nhuận và không lỏng nát hay cứng rắn. Nhưng khi có biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, thay đổi về số lần đi đại tiện cụ thể là đau bụng đi ngoài thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn,…đây là dấu hiệu của bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy đau bụng đi ngoài thường xuyên là bệnh gì?
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài thường xuyên
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng khá nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Trong nhiều trường hợp đau bụng đi ngoài thường xuyên xuất hiện với nhiều triệu chứng khác như đầy hơi chướng bụng, buồn nôn, nôn,…là dấu hiệu của các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hóa.
Do viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương lớp niêm mạc của đại tràng ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của đại tràng. Viêm đại tràng nếu không điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ chuyển sang dạng mãn tính khi đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Khi mắc viêm đại tràng mãn tính, người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, sền sệt và không thành khuôn. Ngoài ra, người bệnh bị hiện tượng phân táo, hoặc mới đầu bị phân táo sau nát và sống. Đi kèm với tình trạng trên là tình trạng chướng bụng đầy hơi, có cảm giác muốn đi ngoài liên tục.
Người bệnh thường bị đi ngoài vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, đồ ăn lạ hoặc sử dụng chất kích thích. Đi ngoài xong không có cảm giác thoải mái, mót rặn muốn đi tiếp.
Do viêm đại tràng co thắt
Hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là bệnh lý về đường tiêu hóa. Bệnh có đặc điểm không gây ra những tổn thương tại ruột, nguyên nhân thường do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn uống thất thường, ăn các thức ăn lại hoặc do dùng thuốc.
Người bệnh thường bị đau bụng đi ngoài, phân không thành khuôn có thể nát hoặc sền sệt hoặc bị táo bón. Theo các chuyên gia cho biết hội chứng ruột kích thích này là do hiện tượng rối loạn nhu động của ống tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn xuất phát từ sự rối loạn của hệ thống thần kinh trong thành ruột nói riêng và hệ thống thần kinh trung ương nói chung.
Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích, làm tăng giảm nhu động bất thường khiến cho thời gian di chuyển của phân trong ruột già có thể dài hoặc ngắn hơn so với bình thường khiến người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Bên cạnh đó, bệnh còn do thay đổi tính nhạy cảm của ruột già hay trực tràng làm hạ thấp phản xạ đi tiêu đồng thời gây ra sự rối loạn tâm lý, stress.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Xảy ra khi hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, hấp thu kém gây ra tình trạng tăng nhu động. Do đó, khi bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột người bệnh hay bị đau bụng đi ngoài, phân lỏng nát.
Tình trạng táo bón
Người bị bệnh táo bón thường muốn đi ngoài nhưng đi ngoài rất khó khăn. Phân lớn và rắn khiến mỗi lần đi ngoài người bệnh có cảm giác rất đau đớn thậm chí trường hợp nặng có thể bị rách hậu môn.
Cải thiện tình trạng này người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây,…cho cơ thể.
Bệnh lý cấp tính
Đau bụng đi ngoài nếu có xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:
- Sốt
- Đi ngoài ra máu
- Nôn mửa,…
Khi đó khả năng bạn bị mắc các bệnh cấp tính như lỵ, trĩ, tiêu chảy, cấp, xuất huyết dạ dày, ung thư trực tràng,…
Phải làm gì khi bị đau bụng đi ngoài?
Để cải thiện đau bụng đi ngoài người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày bằng cách
Chế độ ăn
Do thói quen ăn uống không đảm bảo khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn, vi rút, kí sinh trùng khiến người bệnh dễ bị đau bụng đi ngoài. Vì vậy, mọi người cần thay đổi chế độ ăn uống:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn bán vỉa hè,..
- Tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín, thực phẩm tái sống hoặc chưa được rửa sạch
- Sử dụng sản phẩm cần xem còn hạn sử dụng hay không, nếu hết hạn sử dụng thì không nên dùng nữa
- Uống nước đun sôi để nguội, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
- Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả được nấu chín hoặc đã rửa sạch
Môi trường sống
Đảm bảo môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ vì nơi ở ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Nên tạo không gian ở sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau dọn các dụng cụ trong gia đình để tiệt trùng các dụng cụ đựng thức ăn.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Đi ngoài nhiều lần khiến tình trạng mất nước trầm trọng do đó bù nước là điều kiện thiết yếu. Chúng ta có thể bù nước bằng nhiều cách như dung dịch bằng đường uống giúp ngăn chặn tình trạng mất nước khi tiêu chảy, ngoài ra có thể dùng nước muối pha loãng, món súp, nước gạo rang, ngũ cốc,…
Một số mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài
Ngọn lá ổi
Để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài dân gian thường dùng ngọn lá ổi. Cách làm như sau:
Cách 1: Dùng một nắm lá ổi non sau đó nuốt nước hoặc có thể nuốt cả bã ổi nếu bạn thấy dễ nuốt
Cách 2:
- Búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ)
- Gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g
- Vỏ quýt khô 10 – 12g
Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường đặc biệt là tiêu chảy do lạnh.
Lá mơ lông
Đây là vị thuốc dùng để chữa tiêu chảy và kiết lị khá hiệu quả. Bạn hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ sau đó trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc có thể hấp cách thủy. Cần lưu ý, không được chiên dầu mỡ vì khi bị kiết lị kỵ với chất béo. Ăn ngày 2 – 3 lần trong 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
Hồng xiêm
Hồng xiêm có vị chát, tính bình có tác dụng chữa tiêu chảy và kiết lị khá hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Hồng xiêm cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần lấy khoảng 10 lát sắc uống với nước, nước ngập hồng xiêm. Sau đó, đổ lấy nước uống ngày 2 lần.
Rau sam
Khi bị đau bụng đi ngoài nhiều lần người bệnh có thể sử dụng phương pháp sau:
- Rau sam tươi 100g
- Cỏ sữa tươi 50g
Sắc uống thay nước hàng ngày. Nếu bị đi ngoài ra máu có thể thêm nhọ nồi 20g, rau má 20g sắc uống cùng.
Xem thêm:
Phòng ngừa đau bụng đi ngoài như thế nào?
Phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài không quá khó khăn nhưng mọi người cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý và phong cách sống tích cực:
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc, không đảm bảo vệ sinh
- Các thực phẩm từ sữa, thức ăn lên men hoặc đồ uống có chứa cồn nên hạn chế
- Bổ sung thực đơn hang fngày rau xanh, các đồ ăn có chứa protein dễ tiêu
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sịnh, đảm bảo khâu chế biến thức ăn
- Dụng cụ trước khi chế biến thức ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ
- Với người mắc bệnh tiêu chảy nên được cách ly, bệnh lỵ cách ly 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất đồng thời cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống, chăn màn và quần áo,…
Lời khuyên cho người bị đau bụng đi ngoài thường xuyên do viêm đại tràng:
Người bệnh bị đau bụng do viêm đại tràng cần được đi khám xem đại tràng có bị tổn thương như thế nào để có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, kết hợp với sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.