Đau bụng đi ngoài là triệu chứng gặp khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, hầu như ai cũng trải qua triệu chứng này trong đời. Nhiều người bị đau bụng đi ngoài thường dùng tới thuốc berberin để cải thiện tình trạng. Vậy khi bị đau bụng đi ngoài có sử dụng được berberin không? Mời các bạn theo dõi các thông tin dưới đây.
Berberin và công dụng của nó
Berberin là thuốc thông thường mọi người thường sử dụng khi có dấu hiệu tiêu chảy, có nhiều người luôn để sẵn loại thuốc này khi đi du lịch hoặc đi chơi,…
Berberin là hoạt chất được chiết từ cây Hoàng đằng ( hay vàng đắng,…) là cây dây leo, thân gỗ, có phân nhánh và mọc hoang ở nhiều nơi. Trong Hoàng đằng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là Berberin tỷ lệ từ 1,5 đến 2-3%.
Berberin có công dụng:
- Chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột
- Berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói…) và điều trị bệnh mắt hột.
- Ngoài ra, cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt.
Điểm khác biệt của berberin so với các thuốc tiêu chảy khác. Sử dụng loại thuốc này người bệnh không lo ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột.
Đối với người lớn, chúng ta sẽ dùng liều từ 2 – 4 viên 50 mg x 2 lần/ngày. Thời gian dùng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bạn muốn dùng kết hợp với các loại thuốc khác, cần uống cách xa 1 – 2 giờ. Sử dụng berberin cho trẻ nhỏ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thuốc hiện vẫn chưa có chỉ định dùng cho trẻ em.
Tuy lành tính nhưng lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Táo bón
- Giảm đường huyết, huyết áp
Berberin cũng có thể tương tác với khá nhiều loại thuốc Tây, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, nhóm thuốc Statin giúp hạ mỡ máu…
Đau bụng đi ngoài có dùng được berberin không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người có nên sử dụng berberin khi bị đau bụng đi ngoài hay không. Berberin là loại thuốc phổ thông dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Nhưng đối với phụ nữ có thái, người quá mẫn cảm với thuốc thì không nên sử dụng berberin vì có khả năng gây co bóp tử cung gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ bà bầu không nên sử dụng berberin.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng berberin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thuốc hiện vẫn chưa có chỉ định sử dụng cho trẻ em.
Một số cách dân gian trị đau bụng đi ngoài
Để giảm tình trạng đau bụng đi ngoài mọi người có thể sử dụng một số cách dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng:
Cách 1: Gừng và chè khô
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 100g hoặc gừng khô 30g
- Lá chè khô 5g
Gừng tươi rửa sạch, cho vào nồi với nửa lít nước sau đó đun cạn lại còn 1 chén nước chia làm 3 phần dùng khi còn nóng. Nếu để nguội thì khi dùng cần hâm lại, dùng liên tục 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Cách 2: Cỏ sữa, nấm mèo, đậu đen
Nguyên liệu:
- 2 nắm cỏ sữa
- 5 chiếc nấm mèo
- Đậu đen xanh lòng 50g
Nấm mèo ngâm cho nở, rửa sạch và thái mỏng, cỏ sữa rửa sạch. Đậu đen cho vào chảo sao vàng cùng với nấm mèo và cỏ sữa. Cho nguyên liệu sao vàng vào nồi cùng 3 bát nước, sắc cạn lại còn nửa bát dùng hết 1 lần trong ngày.
Cách 3: Gừng tươi, tía tô, củ sả, vỏ quýt
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 5 lát
- Tía tô 6g
- Củ sả 20g
- Vỏ quýt 20g
Các nguyên liệu trên rửa sạch sau đó cho vào ấm cùng với 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 2 bát. Dùng thuốc khi còn nóng, sau 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Cách 4: Củ cải tươi, trần bì
Nguyên liệu:
- Lá củ cải tươi 120g
- Trần bì 30g
Lá củ cải rửa sạch, cho vào nồi với trần bì đổ thêm 3 bát nước đun cạn cho tới khi còn 1 bát. Chia làm 3 phần dùng trong ngày, uống liên tục sau 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Cách 5: Củ riềng tươi, vỏ thân cây ổi
Nguyên liệu:
- Củ riềng tươi 40g
- Vỏ bóc từ thân cây ổi 80g
Riềng tươi sửa sạch, thái lát mỏng sau đó đem sao vàng cùng vỏ thân cây ổi. Cho vào ấm cùng 3 bát nước đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 1 bát. Dùng uống thay trà hàng ngày, sau 2 – 3 ngày giảm đau bụng, tiêu chảy.
Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài
- Người bệnh cần chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít để đường ruột được nghỉ ngơi
- Ăn các thực phẩm loãng, dễ tiêu và có nhiệt lượng cao như cháo, đậu phụ, thịt nạc, khoai tây nghiền, lá rau non,…
- Không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, có mùi tanh khiến đường ruột khó chịu và làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa
- Không ăn các thực phẩm như rau sống, hành sống, giá đỗ, đậu tương, hẹ, bí đỏ,…
- Kiêng rượu bia, thuốc lá để đường ruột không bị kích thích
Lời khuyên khi bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây ra tình trạng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng khá đa dạng như do sinh vật gây bệnh lỵ, nhiễm nguyên sinh động vật, nhiễm ký sinh trùng, do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc sau điều trji bằng bức xạ cho người bị ung thư tuyến tiền liệt,…
Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như:
- Chán ăn, người mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh phân lúc táo lúc lỏng. Phân nát không thành khuôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Sau đi ngoài người bệnh có cảm giác không thoải mái, cảm giác mót rặn muốn đi tiếp
- Đầy hơi trướng bụng, người bệnh luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu
- Đau bụng: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở người viêm đại tràng, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói. Sau trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm, đau bụng thường đau ở vùng hố chậu trái hoặc phải.
- Bệnh nặng có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày có thể có lẫn máu
Với trường hợp người bệnh bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng cần được đi khám xem đại tràng có bị tổn thương như thế nào để có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, kết hợp với sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.