Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến ngày nay, nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, táo bón,…Đau bụng do viêm đại tràng ở bên phải hay bên trái bụng? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân đau bụng qua từng vị trí
Đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, tính chất đau cũng như các dấu hiệu kèm theo mà xác định đau bụng nguyên nhân đo đâu.
Đau bụng đại tràng xuất hiện ở vùng thượng vị
Hay còn gọi là vùng trên rốn, người bệnh có các biểu hiện:
- Nóng rát sau mức ức kèm ợ chua nhiều
- Cơn đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều
Bệnh lý liên quan tới Hội chứng dạ dày – tá tràng, viêm tụy cấp hoặc mạn, Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh của đại tràng ngang.
Đau bụng ở vùng hạ sườn phải
Cơn đau ngay dưới gan, người bệnh bị vàng da có thể kèm sốt nhẹ, vàng mắt, ngứa, đi ngoài phân trắn,…Các biểu hiện này liên quan tới các bệnh lý ở gan, túi mật, mật.
Đau bụng ở hạ sườn trái
Có thể do các bệnh lý về dạ dày, tụy, lách,…
Đau bụng vùng quanh rốn
Được coi là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn…
Xuất hiện cơn đau tại vùng hố chậu hai bên
Các bệnh về manh tràng, vòi trứng hai bên, buồng trứng
Đau tại vùng hạ vị (dưới rốn)
Liên quan tới các bệnh lý của bàng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung (nữ), đại tràng xích ma
Đau bụng xuất hiện tại vùng mạng sườn phải và trái
Triệu chứng là biểu hiện của đau bụng viêm đại tràng, thận và niệu quản hai bên.
Bên cạnh đó, cần thận trọng với cơn đau bụng do các bệnh ngoại khoa cấp cứu như:
- Viêm ruột thừa
- Viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng (dạ dày)
- Chửa ngoài tử cung vỡ
- Viêm túi mật do sỏi, …
Trong trường hợp này, bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng dữ dội, kèm các triệu chứng như: xuất huyết, sốt cao… Lúc này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị bệnh viêm đại tràng thích hợp.
Đau bụng do viêm đại tràng ở vị trí nào?
Giai đoạn viêm đại tràng cấp
Viêm đại tràng cấp không có nhiều biểu hiện. Dấu hiệu của bệnh thường gặp là đau bụng dưới rốn. Nếu xuất hiện vào buổi tối thường khiến người bệnh mất ngủ, bình thường có thể hơi đau quặn ở những vùng nhỏ, có khi ở tất cả đại tràng, bụng chướng hơi.
Mỗi lần đi ngoài hay có cảm giác mót rặn khiến người bệnh không thoải mái. Người bệnh bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày gây mất nước trầm trọng. Khi đó dẫn tới một số biến chứng như suy kiệt cơ thể, viêm chảy máu đại tràng hay thủng đại tràng.
Bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển sang dạng mạn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Giai đoạn viêm đại tràng mạn
Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:
- Thói quen đại tiện bị thay đổi hoàn toàn, tiêu chảy, táo bón thậm chí tiêu chảy xen kẽ với táo bón, bụng chướng hơi khó chịu
- Không tự điều chỉnh được thời gian đi ngoài
- Đôi khi trong phân có lẫn cả máu và chất nhầy.
Một dấu hiệu viêm đại tràng thường gặp chính là đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn.
Với những người bị viêm đại tràng , triệu chứng đau bụng xảy ra thường xuyên và có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, hầu như khắp ổ bụng. Để giảm tình trạng đau bụng do viêm đại tràng người bệnh nên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ hoặc chườm ấm. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm cho người bị viêm đại tràng: TẠI ĐÂY
Thực đơn cần thực hiện cho người đau bụng đại tràng
Người bệnh bị đau bụng do viêm đại tràng cần tránh một số thực phẩm như sau:
- Bia rượu, cà phê, sô cô la là các thực phẩm có tính kích thích cần tránh
- Hạn chế các món chiên xào, sốt vì chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
- Thực phẩm như sữa, trứng, nem rán, đậu đen, thịt mỡ, hành sống, bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.
- Thực phẩm chứa nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy
- Bệnh nhân cũng nên tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.
Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn gì như gạo, thịt nạc, khoai tây, cá nạc, sữa không có lactose, sữa đậu nành, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.