Hầu hết mọi người đều đã gặp phải tình trạng đau bụng ở những vị trí khác nhau. Bụng là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng do đó để chuẩn đoán hiện tượng đau bụng chung chung không phải điều đơn giản. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có kiến thức về dấu hiệu này và có biện pháp xử trí khi gặp các cơn đau bụng nguy hiểm.
Định nghĩa đau bụng
Đau bụng là tình trạng đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Ổ bụng có nhiều cơ quan, đau bụng có thể xuất phát từ một trong các cơ quan đó, bao gồm:
- Cơ quan hẹ tiêu hóa – dạ dày, phần cuối thực quản, ruột non, rượt già, gan, túi mật, tuyến tụy
- Động mạch chủ – động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.
- Ruột thừa – một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.
- Hai thận
Trong một số trường hợp đau có thể xuất phát từ một nơi khác chẳng hạn như vùng ngực, vùng chậu. Các nhiễm trùng lan tỏa sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể chẳng hạn như bệnh cúm, viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn.
Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ảnh mức độ trầm trong của nguyên nhân gây ra đau. Đôi khi những tình trạng nhẹ như đầy hơi, đau do viêm dạ dày ruột cũng gây nên tình trạng đau dữ dội
Nguyên nhân đau bụng thường gặp
Nguyên nhân gây đau bụng rất đa dạng, có một số nguyên nhân thường gặp như:
- Tình trạng đầy hơi trướng bụng
- Người không dung nạp đường lactose
- Hiện tượng viêm dạ dày ruột do virus
- Hội chứng ruột kích thích
- Trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng
- Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp
- Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột ( diverticulitis )
- Tắc ruột, ngoài đau bụng còn thêm triệu chứng buồn nôn, sình bụng, bí trung tiện, đại tiện…
- Dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm
- Thoát vị
- Tình trạng sỏi thận, viêm nhiễm đường tiểu, viêm tuyến tụy
- Lồng ruột, trẻ nhỏ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc
- Phình bóc tách động mạch chủ bụng – chảy máu vào thành động mạch chủ.
- Nhiễm ký sinh trùng (Giardia); Cơn tán huyết do hồng cầu liềm ( Sickle cell crisis )
- Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng
- Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da
Các nguyên nhân khác gây đau bụng như:
- Một cơ quan nào đó trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch. Người bệnh ngoài tình trạng đau bụng dữ dội còn có tình trạng cứng và thường kèm theo sốt. Tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan tỏa ở ổ bụng
- Đối với trẻ nhỏ khóc lâu không rõ nguyên nhân, đau bụng thường sẽ hết khi đánh hơi hoặc đi tiêu được
- Tình trạng đau bụng hành kinh có thể do co thắt cơ trơn hoặc do vấn đề nào đó ở bộ phận sinh dục. Có thể do lạc nội mạc tử cung xảy ra khi niêm mạc tử cung đóng ở những vị trí khác thường như vùng chậu hoặc buồng trứng, do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, hoặc do bệnh lý viêm vùng chậu – viêm bộ phận sinh dục, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Do cơ quan trong lồng ngực, như phổi ( viêm phổi) hoặc tim (nhồi máu cơ tim), hoặc đau do vặn cơ ở thành bụng.
- Ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá là những bệnh lý nặng nhưng tương đối ít gặp hơn.
- Nguyên nhân khác ít gặp là tình trạng rối loạn cơ thể hóa có căn nguyên là rối loạn cảm xúc nhưng biểu hiện bằng những bất ổn trên cơ thể chẳng hạn như đau bụng tái đi tái lại. Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus ở trẻ em có thể có triệu chứng đau bụng.
Cách chăm sóc người bị đau bụng tại nhà
Nếu đau bụng nhẹ, cần làm:
- Uống một ít nước lọc
- Tránh ăn các loại thức ăn đặc, nếu xảy ra tình trạng nôn ói cần nhịn ăn trong 6 tiếng sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ
- Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt để tránh làm tình trạng bệnh thêm xấu. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn nên đi khám bác sĩ
- Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ.
Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay trong trường hợp:
- Đau đột ngột và đau bụng dữ dội
- Tình trạng đau lan tới ngực, cổ, vai
- Bụng cứng, ấn vào đau
- Không đi tiêu được, kèm theo nôn ói
- Nôn ra máu, có máu trong phân
Khám đau bụng như thế nào?
Dựa vào bệnh sử thăm khám lâm sàng bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng. Các yếu tố cần biết như:
- Vị trí đau
- Thời gian đau
- Các dấu hiệu kèm theo như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, thay đổi về tình trạng của phân
Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ tìm xem đau khu trú ở một điểm nào đó hay lan tỏa. Bác sĩ hỏi một số câu hỏi liên quan tới tình trạng đau bụng của người bệnh như:
- Đau lan toả hay khu trú ở một chỗ? Đau ở vùng nào của bụng? Thấp hay cao? Bên phải, bên trái hoặc ở giữa? Đau quanh rốn?
- Đặc điểm cơn đau, đau có nhiều hay không? Đau nhói, đau liên tục kéo dài…?
- Thời gian của mỗi cơn đau?
- Có đau khi hành kinh (thống kinh)?
- Đau có lan ra vị trí khác hay không? Nằm ngửa có đau không?
- Đau nhiều hơn sau khi ăn uống? Sau khi ăn chất béo, sản phẩm từ sữa, sau khi uống rượu?
- Có đau nhiều hơn khi bị stress? Sau khi gắng sức?
- Đau có bớt sau khi ăn hoặc sau khi đi tiêu? bớt sau khi uống sữa hoặc uống thuốc kháng acid?
- Có đang sử dụng thuốc gì hay bị chấn thương gì hay không?
- Bạn có thai không? Có trễ kinh? Có rối loạn kinh nguyệt?
- Có triệu chứng nào khác xảy ra cùng lúc?
Các xét nghiệm dùng để chuẩn đoán bao gồm:
- Chụp đại tràng có cản quang
- Chụp dạ dày tá tràng có cản quang
- Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân
- Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng
- Siêu âm bụng
- Chụp bụng đứng
- Đo điện tâm đồ
- Chụp MSCT bụng …
Cảnh giác những cơn đau bụng nguy hiểm
Mọi người cần cảnh giác những cơn đau bụng nguy hiểm dưới đây. Khi có các dấu hiệu đau bụng này cần đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt
Đau ở vùng dưới xương ức
Dấu hiệu của bệnh trào ngược axit, axit trào ngược từ bụng lên cổ họng. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn và xảy ra ít nhất 1 tuần/ lần. Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng khác như cảm giác nóng bỏng ở sau xương ức giữa ngực. Cảm giác này xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước.
Nếu triệu chứng này xuất hiện trên 2 lần/tuần cần đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm sản xuất axit ở dạ dày
Đau quanh rốn chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải
Dấu hiệu của viêm ruột thừa, ruột thừa là đoạn ruột hẹp ở tận cùng của ruột bám dính với manh tràng. Viêm ruột thừa do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Các vi khuẩn khu trú trong lòng ruột thừa xâm lấn vào thành ruột gây viêm nhiễm. Các triệu chứng như đau nhức phía trên rốn sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng. Dùng tay ấn vào càng đau hơn, sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón…
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên cần chuyển người bệnh tới bệnh viện gấp để cấp cứu ngay phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để lâu ruột thừa vỡ, vi khuẩn tràn sang bộ phận khác bên trong sau đó tính mạng có thể bị đe dọa.
Đau ở phía trên vùng bụng giữa
Đây là dấu hiệu của bệnh sỏi mật, phụ nữ thường là đối tượng dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới. Triệu chứng đặc trưng nhất khi bị sỏi mật là tình trạng đau nhói ở phía trên vùng bụng giữa. Cơn đau di chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi bạn ăn.
Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc nếu có dấu hiệu sốt hay ói mửa người bệnh nên đi khám ngay.
Đau từng cơn ở bụng dưới
Chuẩn đoán là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hoặc do khí methan được sản sinh ra quá nhiều trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của bạn. Khi đó, dây thần kinh kiểm soát đại tràng bị ảnh hưởng, làm cho các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đều.
Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa là: Thói quen đại tiện bị thay đổi, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau từng cơn ở bụng dưới. Khi thấy các triệu chứng này tốt nhất bạn đến các trung tâm y tế để được kê đơn thuốc.
Biện pháp đề phòng cơn đau bụng
Để hạn chế xảy ra hiện tượng đau bụng, bạn cần tuân thủ theo một số lời khuyên của bác sĩ:
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra
- Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cần cân đối và đầy đủ chất xơ
- Nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn
- Hạn chế ăn các thực phẩm sinh nhiều hơi
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể bài tiết tốt, tránh táo bón
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tránh xa bệnh tật
Để hạn chế các dấu hiệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản, cần thực hiện:
- Không nên ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ
- Giảm cân nếu cần thiết
- Không nên hút thuốc lá
- Duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau mỗi khi ăn
- Nâng cao đầu giường khi ngủ để tránh trào ngược dạ dày thực quản
Đau bụng có nhiều dạng, đau ở những vị trí khác nhau có thể cảnh báo bệnh không giống nhau. Do đó, xác định đúng vị trí đau bụng giúp bác sĩ chuẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm: