Đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ niến hiện nay, triệu chứng gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. Đau bụng đi ngoài kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà dẫn tới tử vong khi mất nước trầm trọng. Do đó, cần có chế độ ăn uống và vệ sinh đúng cách để cải thiện tình trạng. Một số loại đồ uống dưới đây hạn chế tình trạng trên của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới đau bụng đi ngoài thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau bụng đi ngoài, dưới đây điểm danh một số thủ phạm chính gây ra tình trạng trên:
Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
- Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia
- Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
- Sử dụng thức ăn nhiễm độc, thức ăn ôi thiu, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
- Nguồn nước sử dụng hàng ngày bị nhiễm bẩn không đảm bảo an toàn
- Sử dụng quá nhiều rượu bia
- Tác dụng phụ của một số thuốc
- Triệu chứng của một số bệnh lý như viêm đại tràng, đại tràng co thắt,….
Đau bụng đi ngoài khiến người bệnh đi vệ sinh liên tục, phân lỏng, nước kèm theo các biểu hiện đau bụng dữ dội. Tình trạng trên khiến cơ thể mất nước trầm trọng, người bệnh có thể ngất xỉu do mất cân bằng chất điện giải.
Khi mất nước kéo dài khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng do đó cần uống một số loại nước phù hợp để bổ sung nước đã mất đồng thời giúp cân bằng chất điện giải.
Đau bụng đi ngoài nên uống gì?
Với người bình thường cần nạp từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nạp nước cả ngày chứ không uống quá nhiều nước một lần sẽ gây phá vỡ sự cân bằng của điện giải. Trường hợp bị đi ngoài mất nước, bên cạnh nạp một lượng nước lọc cho cơ thể người bệnh cần áp dụng phương pháp để hỗ trợ bù điện giải.
Bù nước cho cơ thể
Người bệnh có thể uống các loại dung dịch nước muối đường, nước oresol, nước chanh mặn, nước dừa,…giúp nâng cao hiệu quả bù nước.
Với oresol nên cho người bệnh uống khoảng 28g trong 1 lít nước và dùng dần từ 2 – 3 tiếng để tạo cân bằng điện giải. Cần lưu ý, không nên pha oresol với nước khoáng vì chúng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ điện giải tạo nên sự tương khắc với oresol và làm giảm công dụng khi uống.
Người bệnh có thể dùng các loại nước khác trong quá trình khôi phục như nước ép, nước dinh dưỡng giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ mất nước. Oresol nên dùng trong giai đoạn bệnh mất nước nhiều và vừa, thể trạng ổn định thì không nên sử dụng nhiều.
Khi tiêu chảy biện pháp bù dịch bằng đường uống, trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền tĩnh mạch, bù dịch đường uống giúp ngăn chặn mất nước. Bên cạnh đó, bạn có thể tự làm dung dịch ở nhà như nước cơm pha muối, súp gà rau củ với muối cũng có thể sử dụng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối.
Trà hoa cúc
Đây là một trong những cách cầm tiêu chảy tự nhiên mà khá hiệu quả. Trà hoa cúc cực tốt trong chữa viêm đường ruột, đồng thời có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi tách trà mỗi ngày.
Trà vỏ cam
Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cách làm như sau: Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng, sau đó để nguội một vài phút trước khi thưởng thức trà.
Đau bụng đi ngoài nên ăn gì?
Bên cạnh đồ uống cần bổ sung, người bị đau bụng đi ngoài cần quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm có lợi giúp người bệnh cải thiện được tình trạng trên:
- Chuối: Có đặc điểm dễ tiêu hóa giúp làm dịu dạ dày, giải quyết tình trạng tiêu chảy khá hiệu quả. Ngoài ra, chuối còn chứa một lượng lớn kali cung cấp chất điện phân mà cơ thể đang cần cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Chất xơ pectin có thể hấp thu chất lỏng dư thừa trong dạ dày khi bị tiêu chảy.
- Táo: Táo nấu chín có hàm lượng chất xơ hòa tan pectin giúp ích cho người bị tiêu chảy.
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột: Có tác dụng giảm tiêu chảy và ngăn ngừa đi lỏng ngay lập tức vì có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu.
- Sữa chua: Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, góp phần chữa tiêu chảy hiệu quả
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh một số thực phẩm sau:
- Các loại rau sống, rau chân vịt, giá đậu vì chúng gây khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, hải sản tanh vì gây khó tiêu và làm tiêu chảy nặng hơn
- Các thực phẩm như củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
- Không ăn những món ăn sinh hơi và có tính kích thích
Lời khuyên cho người bệnh bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng:
Với người bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng cần được đi khám cụ thể để xem mức độ tổn thương từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Tràng Phục Linh là sản phẩm có chứa ImmuneGamma phù hợp với người bệnh viêm đại tràng. Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.