Ngộ độc thực phẩm là chuyện hàng ngày và hàng giờ báo đài đề cập tới. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách ngăn chặn ngộ độc thực phẩm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn cách đẩy lùi ngộ độc thực phẩm ngay từ khâu chế biến các món ăn.

1. Chọn thực phẩm
Lời khuyên đầu tiên cho bạn chính là bạn nên chọn thực phẩm sạch. Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, người chế biến thực phẩm cần lưu ý:
- Trong khâu chọn thực phẩm đông lạnh nên mua thực phẩm cần trữ lạnh vào lúc cuối để tránh thực phẩm bị rã đông.
- Không mua thực phẩm được đóng gói, đóng hộp đã bị rò rỉ, vỡ, nứt.
- Khi mua thịt, cá nên để thịt, cá riêng với với các thực phẩm khác.
- Lưu trữ an toàn, bảo quản bằng tủ lạnh khi cần thiết.
- Ưu tiên chế biến thực phẩm dễ hư hỏng trước và trữ lạnh chúng ngay khi mua về. Trữ thịt, cá ở ngăn lạnh nhất trong tủ lạnh. Nên duy trì nhiệt độ tủ lạnh ở khoảng 4-5oC (40oF), tủ đông khoảng -17oC (khoảng 0oF).
- Nấu thịt gia cầm tươi hoặc ướp lạnh tốt nhất trong vòng 2 ngày.
2. An toàn trong chế biến
- Mọi dụng cụ nấu bếp cần được vệ sinh sạch sẽ.
- Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, cá thịt…
- Tẩy trùng dao thớt thường xuyên, có thể dùng dung dịch nước javen pha loãng để sát trùng.
- Sau khi cắt thịt gia cầm, cá nên vệ sinh thớt, dụng cụ, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thứ khác.
- Nếu sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm, cần chế biến ngay.
- Chế biến thực phẩm đảm bảo chín hoàn toàn, nấu thịt đạt nhiệt độ trên 70oC (158oF), thịt bò, bê trên 63oC (khoảng 145oF). Thịt gia cầm đạt trên 82oC (khoảng 180oF).
- Sử dụng thức ăn nấu chín còn dư trong vòng 4 ngày (để trong tủ lạnh).
- Trữ nóng hay lạnh thực phẩm cho phù hợp.
- Khi đi tiêu tiểu cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
- Đeo găng tay an toàn khi chế biến thực phẩm nếu bị mắc các chứng bệnh ngoài da…
Khi có bất kỳ một trong các triệu chứng nào liên quan tới ngộ độc thực phẩm dưới đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời:
- Buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày.
- Trẻ em dưới 3 tuổi bị ngộ độc thực phẩm. Đau bụng dữ dội kèm theo sốt.
- Ngộ độc thực phẩm sau khi đi du lịch nước ngoài.
- Nôn ói tất cả các chất lỏng, không thể uống thuốc do ói mửa.
- Đi tiêu ra máu, tiểu ít, khó tiểu, nước tiểu màu sẫm…
Nguồn: Dantri.com.vn