Hội chứng ruột kích thích gây ra những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của nhiều người. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Có nhiều cách để hạn chế những ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích.

Có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng là một phương pháp hỗ trợ khá hiệu quả bên cạnh việc sử dụng thuốc.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày: Đây là một cách điều trị rất quan trọng – chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước là bước đầu tiên điều trị táo bón và giảm đau. Kiêng những thức ăn không thích hợp như tôm, cua, cá, những thức ăn khó tiêu sinh hơi nhiều như khoai lang, khoai mì, kiêng các thức ăn gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các thức gia vị như hạt tiêu, ớt… các thức ăn có đường lactose, đa số người rối loạn cơ năng đại tràng bị thiếu lactase. Không nên ăn các thức ăn có nhiều chất cellulose khó tiêu như cam, xoài, mít…
Đối với những người táo bón thì nên ăn thêm rau xanh để chống táo, đối với những người bị tiêu chảy có thể dùng các thức ăn đặc dễ tiêu.
Đối với những người bị đầy hơi, nên hạn chế sử dụng các đồ uống có ga vì chúng dễ làm tăng sinh hơi ợ ruột.
Khi ăn phải nhai kỹ, nên ăn chậm, không nên ăn nhiều quá cùng một lúc. Ăn chậm nhai kỹ có tác dụng hạn chế nuốt khí vào trong dạ dày nên giảm triệu chứng trướng hơi. Đồng thời nó còn làm giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của đại tràng nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

Hình ảnh minh họa.
Đi đôi với ăn kiêng là luyện tập thói quen đi ngoài dù là táo bón hay tiêu chảy. Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng, cần làm xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần, cần phải tập đi ít bằng cách cố nhịn. Luyện tập cần công phu và có lòng kiên trì.
Thay đổi môi trường sống để tạo một không khí thoải mái dễ chịu: tắm biển, suối nước nóng, nơi có khí hậu thích hợp dễ chịu.
Tâm lý trị liệu : Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào nhiều mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc. Sự thiếu tin tưởng của người bệnh vào thầy thuốc cũng làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời người thầy thuốc cũng phải biết lắng nghe những triệu chứng và những thắc mắc, những khó khăn của người bệnh, luôn giải thích cho người bệnh hiểu tiên lượng bệnh khả quan để người bệnh bớt lo lắng về bệnh tật mà yên tâm phối hợp điều trị.
Những người bệnh hay gặp những stress trong công việc hoặc những xáo trộn trong gia đình và công việ nên được tư vấn thêm bởi các chuyên gia tâm lý nếu kết quả điều trị tiến triển chậm.
Vi Hằng – Daitrang