Viêm đại tràng mạn tính tái đi tái lại gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt, công việc của người bệnh. Không những vậy, người bệnh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm thậm chí ung thư đại tràng. Làm thế nào điều trị viêm đại tràng mạn giúp tình trạng bệnh cải thiện?
Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mạn tính
Phần lớn người mắc viêm đại tràng mạn tính xuất phát từ viêm đại tràng cấp do điều trị không dứt điểm hoặc tự ý mua thuốc về điều trị khiến bệnh không khỏi mà chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Triệu chứng thường gặp nhất của viêm đại tràng mạn tính là đau bụng. Đau bụng âm ỉ ở phần dưới rốn (bụng dưới, hạ vị), có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng (hố chậu phải có đại tràng lên, trên rốn có đại tràng ngang và hố chậu trái có đại tràng xuống). Sau khi ăn, đau bụng dễ xuất hiện, sau khi đi ngoài đau giảm.
Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống khó tiêu, phân không thành khuôn. Người bệnh đi đại tiện nhiều lần, đôi khi phân rắn gây táo bón. Bụng chướng hơi, có cảm giác căng tức khó chịu.
Viêm đại tràng mạn dễ tái phát dẫn tới rối loạn tiêu hóa kéo dài, rối loạn hấp thu dẫn tới người bệnh gầy yếu, ăn kém, suy kiệt dễ dẫn tới tử vong. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các biến chứng khác như:
Xuất huyết ồ ạt
Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi sau khi điều trị bằng nhiều đợt kháng sinh hay khi người bệnh sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, ăn các loại thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh.
Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết ồ ạt hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
Thủng đại tràng
Sau những đợt điều trị kháng sinh, các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị trơ trọi khiến vết loét ăn sâu và bào mỏng thành đại tràng lâu ngày dẫn tới thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây đe dọa tới tính mạng.
Giãn đại tràng cấp
Chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng khi đại tràng bị giãn dẫn tới viêm loét và thủng nhiều lần. Các biểu hiện của người bệnh: Đau bụng dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê, tỷ lệ tử vong cao
Ung thư đại tràng
Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mạn, bệnh nếu không được điều trị đúng cách lâu ngày chuyển biến thành ung thư.
Nguyên tắc điều trị và phòng viêm đại tràng mạn tính
Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao điều quan trọng là xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ dựa vào phát đồ điều trị để điều trị có hiệu quả.
- Để không mắc viêm đại tràng mạn, điều trước tiên không để mắc các bệnh lý viêm đường ruột nhất là viêm ruột cấp tính. Bằng cách:
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tốt
- Không ăn đồ sống, thức ăn chưa được nấu chín, không uống nước chưa đun sôi
- Không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng
- Tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực nếu bị lao phổi
- Vận động cơ thể thường xuyên mỗi ngày
Cách dân gian chữa viêm đại tràng mạn tính hiệu quả
Chữa viêm đại tràng mạn từ củ riềng
Riềng từ lâu đã được sử dụng như loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn hàng ngày. Nhưng ít ai biết được riềng cũng được dùng là một vị thuốc có khả năng chữa nhiều bệnh lý trong đó có viêm đại tràng mạn tính.
Theo đông y, riềng có vị cay tính ấm có tác dụng ôn trung tán hàn, ấm tì vị, tăng cường chức năng tỳ thổ. Theo kinh nghiệm của ông cha ta dùng riềng chữa viêm đại tràng mãn tính hiệu quả bằng cách:
Với người viêm đại tràng mạn phân sống, rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị, ăn uống kém dùng riềng chữa như sau:
- Riềng khô 16g
- Bạch truật 16g
- Hoài sơn 16g
- Liên nhục 12g
- Sơn thù 12g
- Phòng sâm 16g
- Bạch linh 12g
- Cam thảo 12g
- Táo tầu 4 quả
- Trần bì 10g
- Sinh khương 6g
- Thảo quả 6g
- Ngũ gia bì 12g
- Đinh lăng 16g
Ngày sắc 1 thang uống 3 lần.
Chữa viêm đại tràng mãn từ lá ổi
Các bộ phân từ quả đến búp ổi, lá non, vỏ cây ổi đều có thể dùng để làm thuốc. Lá ổi non có tính ấm, vị đắng có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng giúp cầm máu nên dùng chữa đau bụng, viêm đại tràng mạn, tiêu chảy, đau dạ dày do tiêu hóa kém,…
Y học hiện đại chứng minh rằng trong búp ổi có chúa tới 3% nhựa, 7 -10% tanin, axit maslinic, axit guajavalic, beta-sitosterol, coalpha-limone, tinh dầu…Tất cả các chất này đều có lợi cho sức khỏe, kháng khuẩn, chống viêm tốt, chống ô-xy hóa, sát trùng, cầm máu, trị hôi miệng, viêm ruột,…
Lá ổi dùng chữa viêm đại tràng mạn tính như sau:
Lá ổi cả non và già 50g rửa sạch sau đó cho lên nồi sắc liu riu để khoảng 30 phút lấy nước uống, dùng uống trong ngày. Mỗi ngày chia làm nhiều lần uống. Uống nước lá ổi thường xuyên giúp chữa tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính, giảm các triệu chứng đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt, tiêu chảy.
Nha đam chữa viêm đại tràng mạn tính
Nha đam có vị đắng, tính hàn đi vào ba kinh tỳ, can, vị giúp thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể giúp nhuận tràng, mát huyết và dễ đại tiện. Nha đam dùng chữa viêm đại tràng mạn tính hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Cần lưu ý, nha đam có tính tẩy mạnh tuyệt đối không áp dụng cho phụ nữ có thai, người đang đi tiêu phân lỏng hoặc người bệnh tỳ vị hư nhược. Với người bị viêm đại tràng mãn tính có thể áp dụng bài thuốc:
- 5 lá nha đam tươi đã bóc vỏ
- 500 ml mật ong
Đem xay nhuyễn lá nha đam tươi rồi đổ mật ong vào trộn đều. Mỗi ngày ăn 2 – 3 lần, kiên trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy có kết quả.
Ưu và nhược điểm sử dụng phương pháp dân gian chữa viêm đại tràng mạn
Ưu điểm:
- Cách dân gian dễ làm
- Chi phí thấp
- Nguyên liệu dễ kiếm
- Nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ, không để lại biến chứng
Nhược điểm:
- Cần kiên trì sử dụng
- Chỉ có tác dụng với người bị viêm đại tràng nhẹ, khi bệnh thành mãn tính khó đem lại kết quả cao, bệnh có thể tái phát
Xem thêm: Viêm đại tràng nên uống thuốc gì?
Cần làm gì khi viêm đại tràng mạn tính
Bên cạnh phương pháp điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Chế độ ăn uống kiêng khem
Chế độ ăn uống có vai trò rất lớn trong điều trị viêm đại tràng mạn. Một số thực phẩm khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng người bệnh cần tránh như:
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa hoặc thử sử dụng một enzym tiêu hóa để phân hủy lactose nếu bạn không dung nạp được lactose.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo vì chúng chứa hàm lượng chất béo cao, khó phân hủy gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
- Các thực phẩm giàu chất xơ rất khó tiêu, nếu có thể hãy nấu chín chúng giúp tiêu hóa dễ dàng hơn
- Tránh các thực phẩm khác như bia rượu, caffein, gia vị, đồ uống có gas vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm đại tràng.
Bên cạnh đó, người bệnh nên chia thành các bữa nhỏ, bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, trao đổi thêm với một số chuyên gia.
Thay đổi lối sống
Cùng với chế độ ăn uống, người bệnh âcfn thay đổi lối sống giúp cải thiện viêm loét đại tràng mạn tính. Bằng cách:
Quản lý tốt stress vì stress, căng thẳng kéo dài làm trầm trọng thêm các rtiệu chứng của bệnh. Do đó, cần giảm stress càng nhiều càng tốt. Một số cách hiệu quả để giảm stress bao gồm tập thể dục, thư giãn và thở thường xuyên
Tập thể dục đều đặn: Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, do đó có thể giúp cải thiện viêm đại tràng mạn. Một số bộ môn thể dục tốt: nhảy múa, leo cầu thang; đi dạo; bơi lội; đạp xe; yoga,…
Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mạn?
Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.