Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng về dạ dày ruột. Khi đó người bệnh có những bất thường về đại tiện kèm theo những rối loạn về chức năng của ruột. Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh nếu không làm triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.
Mục đích của việc điều trị hội chứng ruột kích thích là làm giảm bớt đi những khó chịu, chế độ ăn làm cải thiện thêm tình hình của bệnh đồng thời đưa sức khoẻ trở về trạng thái bình thường. Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng đối với những đối tượng bị bệnh này.
Chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm triệu chứng trên một số người nhưng đối với một số người bệnh thì nó lại trở nên xấu hơn. Theo khuyến cáo thì chất xơ cỡ 20-30gr/bữa với các thực phẩm như rau xanh, gạp lứt, bột cám.
Đối với những người mà bị đầy bụng và sinh hơi thì giảm các thực phẩm gây nên tình trạng sinh hơi như đậu, cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây, chuối và một số loại hạt.
Tránh cà phê, rượu boa và nước giải khát có gas vì nó sẽ làm triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, thịt mỡ, nước thịt,sô cô la và các thức ăn nhiều gia vị nên tránh
Nhiều bệnh nhân có kèm chứng bất dung nạp Lactose nên việc giảm sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa cũng thường được khuyến cáo, nhưng cũng nên dựa vào đáp ứng của người bệnh đối với các sản phẩm này.
Một số loại đường ngọt như sorbitol và fructose thường đi kèm với triệu chứng tăng tiêu chảy, cần kiểm tra lại sức khoẻ trước khi sử dụng.
Người bệnh bị táo bón thì cho ăn nhiều chất xơ và tăng dịch uống vào sẽ giúp cải thiện tình trạng. Loại xơ mà được khuyến cáo nhất đó là cám gạo.
Một số bệnh nhân có bớt tiêu chảy khi dùng cám gạo, Pectin trong chế độ ăn, nhưng một số bệnh nhân khác lại thấy tốt hơn nếu dùng một chế độ ăn ít chất xơ.
Trường hợp người bệnh có tiền sử gia đình nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định, do đó cần thử nghiệm từng loại thực phẩm trên từng người.
Khuyến khích nên ăn canh lá vông, uống chè tâm sen hay uống mỗi tối 2 viên sen vông để an thần, rất có ích trong trị liệu hội chứng này.
Sử dụng thuốc (Anticholinergic) để giảm sự lưu thông nhanh của thức ăn trong lòng ruột, kháng sinh chống các tác nhân tiêu chảy trong lòng ruột… do bác sĩ chỉ định.
Lưu ý, stress và tác động tâm lý ảnh hưởng đến bệnh này do đó điều chỉnh tâm lý được coi như là biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ quan trọng.
Tăng cường tập thể dục, ăn ít hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, ngưng hút thuốc lá và một số thay đổi khác về môi trường sống cũng nên thử nghiệm để tăng hiệu quả điều trị.
Thanh Mai_Daitrang.vn