Hội chứng ruột kích thích gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng… Điều trị dứt điểm căn bệnh này rất khó nhưng có một số phương pháp có thể giúp bạn” xoa dịu” bệnh tật và cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hội chứng ruột kích thích có đặc điểm thường hay tái phát nên làm người bệnh hay lo lắng nên cần tạo mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân, giúp cho người bệnh có thể tiết chế tình trạng lo lắng đồng thời có lối sống lành mạnh để hạn chế được các triệu chứng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn không nên dung nạp quá nhiều các món ăn có nguy cơ gây tiêu chảy và đau bụng chẳng hạn như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống và sữa tươi…Tuy nhiên không nên hạn chế quá mức vì có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi.
Nếu bị táo bón thường xuyên, người bệnh nên uống nhiều nước, tăng cường rau quả nhiều chất xơ. Các thức ăn khô. mắm, các món ăn nhiều gia vị nên tránh xa.
Bên cạnh chế độ ăn uống người bệnh nên tăng cường rèn luyện thể thao, tránh ngồi một chỗ, giảm bớt căng thẳng, stress… để sống vui sống khỏe hơn.
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc
Trị triệu chứng đau và trướng bụng
Để giảm các triệu chứng này nên sử dùng một số loại thuốc chống co thắt như thuốc chống co thắt hướng trơn, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc trầm cảm…Các thuốc này đều có tác dụng trị hiện tượng chướng bụng, giảm đau nhưng có nhược điểm là làm nặng hơn tình trạng táo bón.
Trị triệu chứng tiêu chảy
Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng để trị chứng tiêu chảy, đôi khi có thể phối hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc chống tiêu chảy: Để giảm chuyển vận của ruột nhưng thuốc không làm giảm triệu chứng đau bụng, có trường hợp gây táo bón và chướng bụng do phản hồi.
Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố nhưng cũng không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.
Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn chính đường ruột.
Trị triệu chứng táo bón
Thuốc nhuận trường: thuốc nhuận trường thẩm thấu, thuốc nhuận trường tạo khối, thuốc nhuận trường tăng co thắt. Nhưng các thuốc nhuận trường có thể làm nặng thêm triệu chứng đau và trướng bụng.
Thu Huệ_Daitrang.vn