Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh lý liên quan tới đại tràng ở nước ta ngày một tăng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Khám đại tràng ở đâu tốt nhất? Khi nào cần khám đại tràng? là thắc mắc của khá nhiều người. Để giải đáp những thắc mắc trên cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Triệu chứng viêm đại tràng không thể bỏ qua
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng đồng thời ảnh hưởng tới chức năng của đại tràng. Dưới đây là một số triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra:
- Bụng có cảm giác khó chịu: Người bệnh có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác như bị khối đá đè lên bụng. Cảm giác này giảm xuống khi trung tiện hoặc đại tiện, nhưng nếu bị táo bón thì cảm giác này tăng lên.
- Sụt cân, cơ thể mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, tình trạng viêm ruột gây cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng và calo của cơ thể khiến người bệnh dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây khó khăn trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, phân lúc táo lúc lỏng, tiêu chảy táo bón xen kẽ, phân sống, không thành khuôn.
- Chướng bụng đầy hơi khó tiêu: Người bệnh thường xuyên bị đầy hơi chướng bụng, ăn uống kém
Những dấu hiệu người bệnh cần đi khám ngay lập tức:
- Đi khám sức khỏe định kì giúp kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như chức năng của hệ tiêu hóa
- Khám và xét nghiệm nếu được bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan tới đại tràng
- Cơ thể xuất hiện một số triệu chứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa, đại tiện, phân có lẫn máu, phân có nhày, phân nát, tiêu chảy, sốt kéo dài, đầy hơi, cảm giác căng tức, đau, trung tiện nhiều và sau khi trung tiện, bụng đỡ đau hơn.
Vì những biểu hiện của viêm đại tràng rất giống với bệnh đường tiêu hóa khác nên bệnh nhân đi khám càng sớm, càng tốt.
Chẩn đoán viêm đại tràng bằng các phương pháp nào?
Để chẩn đoán viêm đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng như sau:
Xét nghiệm máu
Giúp đánh giá tình trạng toàn thể của người bệnh, tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới viêm đại tràng
Công thức máu (CBC)
Có tác dụng giúp đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Số lượng hồng cầu giúp xác định lượng mất máu thông qua phân và số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Tiểu cầu có vai trò đông máu do đó biết số lượng tiểu cầu có ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chạy máu của bệnh nhân.
Điện giải đồ
Có tác dụng xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như natri, kali, clorua. Nếu bị tiêu chảy các chất điện giải thường giảm xuống, các triệu chứng do giảm natri, kali hay canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin khiến việc chẩn đoán viêm đại tràng gặp nhiều khó khăn hơn.
Chức năng thận
Có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.
Mẫu phân
Có thể được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
Nội soi đại tràng
Phương pháp này giúp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hoặc hậu môn để quan sát trong lòng đại tràng, cho phép phát hiện các tổn thương của đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Do đó, nếu bạn nghi ngờ có các triệu chứng của viêm đại tràng cần đến ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám và kiểm tra cụ thể.
Trước khi nội soi đại tràng bạn cần nhịn đói, làm sạch ruột để kết quả nội soi chính xác hơn. Tốt nhất trước khi nội soi 1 ngày bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.
Hiện nay, nội soi đại tràng có các phương pháp cơ bản sau:
- Nội soi không gây mê : Với phương pháp này bệnh nhân tỉnh táo trong quá trình bác sĩ tiến hành nội soi. Vì thế bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và khó chịu trong quá trình nội soi.
- Nội soi gây mê (không đau): Bác sĩ gây mê cho người bệnh để không còn cảm giác khó chịu. Trước khi nội soi gây mê phải làm một số xét nghiệm nước tiểu để nội soi an toàn như xét nghiệm máu, điện tim, x quang tim phổi, thử phản ứng với thuốc gây mê,…
Vì vậy, người bệnh khi khám đại tràng cần tìm địa chỉ uy tín, tin cậy để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Địa chỉ khám đại tràng tốt nhất?
Bệnh lý về đại tràng đặc biệt là viêm đại tràng ở giai đoạn đầu chưa nguy hiểm và chỉ gây ra các khó chịu cho người bệnh. Nhưng nếu để bệnh lâu dài có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, chảy máu đại tràng, ung thư đại tràng,…
Dưới đây là một số địa chỉ khám đại tràng uy tín hiện nay:
- Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Trung ương quân đội 108
- Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Đa Khoa Bình Dân
- Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY