Tiêu chảy là chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, kèm triệu chứng đau bụng, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.
Không thể xem thường tiêu chảy lâu ngày
Tiêu chảy làm cho nước và các chất điện giải đi ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ bởi ruột. Do đó, khi bị tiêu chảy lâu ngày dễ làm rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Khi tiêu chảy nặng, nếu không kịp thời bổ sung nước, khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết các ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em và người già có sức khỏe yếu là do tình trạng mất nước nghiêm trọng này.
Với trẻ em, tiêu chảy kéo dài còn ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ gầy gò, da nhăn nheo, không còn độ nẩy, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Dùng thuốc tây nhiều – lợi bất cập hại
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của Tân dược giúp điều trị tức thời tiêu chảy. Các sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu cấp tốc cho người dùng bởi tác dụng kích thích nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các sản phẩm Tân dược lại không an toàn vì nhiều tác dụng phụ như: gây táo bón, buồn nôn, khô miệng, chướng bụng, tắc liệt ruột (do giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ vòng co thắt hậu môn quá mức); gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi (do tác động lên hệ thần kinh). Nhiều trường hợp còn có triệu chứng nặng hơn do cơ chế giữ phân lại lâu trong ruột của thuốc…
Ngoài ra, thuốc tân dược còn hạn chế người dùng: Không dùng cho phụ nữ có thai, người nhu động ruột giảm sút, chướng bụng; trẻ em dưới 6 tuổi; thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan. Bởi vậy, việc điều trị tiêu chảy dài ngày bằng các bài thuốc quý tự nhiên là sự lựa chọn an toàn và hàng đầu đối với các bệnh nhân.
Tác dụng “Ai cũng biết, ít người dùng” của Lá ổi
Trong dân gian, lá ổi là loại thảo dược rất công hiệu trong việc trị tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em. Nếu dùng tươi thì chọn lá ổi non (búp ổi, chồi ổi) còn lông tơ, nam thì dùng 7 lá, nữ 9 lá, nhai với ít muối rồi nuốt, sau 15 phút sẽ ngưng tiêu chảy. Nếu sắc thuốc uống thì chọn lá ổi già, sao vàng rồi sắc với nước, sắc đến khi nước ổi đặc lại thì nhắc xuống, để nguội và uống như trà.
Lá ổi có tác dụng đặc biệt như vậy là do dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi lỏng. Chất flavonoid loại quercetin trong lá ổi có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt.
Hơn nữa, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước trong ruột. Các lectin trong lá ổi có thể gắn vào E. coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy ), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột…
Xem thêm: Tiêu chảy mạn tính – Những điều cần biết