Người cao tuổi, họ không những bị các bệnh chỉ gặp riêng ở ngưởi già mà còn mắc bệnh các bệnh từ hồi còn trẻ. Bệnh tiêu hóa là một trong những bệnh như thế. Bệnh tiêu hóa thuộc nhóm bệnh mắc nhiều nhất trong các bệnh nội khoa, càng nhiều tuổi,tỷ lệ mắc bệnh càng tăng lên.

Bệnh tiêu hóa có thể được phân chia làm 2 nhóm bệnh: nhóm chữa khỏi hoàn toàn, loại bệnh cần chữa lâu dài, loại bệnh dễ tái phát, loại bệnh phải chữa suốt đời, loại bệnh chữa để kéo dài tuổi thọ và bệnh không còn khả năng cứu chữa.
Mọi người không thể kỳ vọng chữa khỏi các bệnh, đặc biệt bệnh người già.Người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có những bệnh phải chữa suốt đời và có những bệnh chữa để kéo dài đời sống. Như vậy, trước hết cần khám toàn diện để xác định người bệnh có bao nhiêu bệnh, bệnh nào nguy hiểm nhất, cần chữa tích cực, bệnh nào có nguy cơ cao và loại bệnh phải theo dõi lâu dài.
Bước thứ hai: mọi người trong gia đình cần xác định khả năng cứu chữa, phân loại người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, từ đó định ra kế hoạch quản lý, lịch khám bệnh và kế hoạch chữa bệnh.Ví dụ bệnh trĩ là bệnh lành tính, chữa dễ lành nhưng hay tái phát. Điều quan trọng để phòng chảy máu do trĩ là chống táo bón, chữa ngay từ giai đoạn còn sớm; độ 1, độ 2. Bệnh loét dạ dày tá tràng có thể chữa lành trong nhiều năm nhưng sau đó có thể tái phát, vì vậy cần bỏ thuốc lá, uống ít rượu bia, cẩn thận và theo dõi khi dùng thuốc aspirin, thuốc chữa khớp, thuốc chống đông.Những bệnh phải theo dõi lâu dài như táo bón mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, viêm gan mạn do siêu vi B,C, gan nhiễm mỡ, cần phải định kỳ khám lại, xét nghiệm.Một số thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhưng cũng có thuốc có thể dùng vài tháng.
Bước thứ ba: với những loại bệnh phải quản lý, chữa suốt đời như xơ gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng chưa di căn, cần phát hiện sớm và chữa tích cực biến chứng.
Chế độ sinh hoạt khác nhau tùy theo bệnh. Những bệnh không có nguy cơ chảy máu, tụt huyết áp hoặc bị nặng hơn khi tập luyện thì vẫn tập luyện bình thường. Với NCT, đi bộ, khí công, dưỡng sinh, có thể đi xe đạp sẽ an toàn và phù hợp với nhiều bệnh như viêm đại tràng, táo bón, chứng chậm tiêu.Những bệnh không thể tập luyên mạnh được như xơ gan cổ chướng, vẫn cần ngồi dậy, xoa bóp để tránh viêm phổi, tránh loét da.
Ăn theo bệnh lý, được chia ra 2 nhóm bệnh: bệnh ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày tá tràng, ruột non và đại tràng và nhóm bệnh gan mật.Với nhóm bệnh thứ nhất nên ăn các chất mềm, lỏng, dễ tiêu, không gây tắc nghẽn, không sinh hơi, không làm đầy hơi.Ví dụ bệnh gây nghẹn, khó nuốt, nên ăn loại thức ăn có nước hoặc uống thêm nước, không ăn loại thức ăn khô quá.Khi bị chứng chậm tiêu, nên tránh các chất sinh hơi như một số loại đậu, hoặc thức ăn cũ. Nếu bị táo bón hoặc khó đi cầu, nên ăn thêm rau lang, khoai lang, vừng đen và uống nhiều nước vào ban ngày.
Người bị bệnh gan, cần tăng cường ăn trái cây ngọt, đường từ trái cây, các loại thịt cá, các loại đậu, các loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như hoa ac ti sô, quả sơn tra.Cần kiêng tuyệt đối rượu, bia, đồ uống có cồn và bỏ thuốc lá cho những người mắc bệnh này.
Xem thêm: Làm gì khi ăn uống không tiêu?
Nguôn: BSDG