Hỏi: Xin chào Bác Sĩ. Tôi thường hay bị đau bụng vặt, có khi đau quặn mót đi ngobịài, đi xong thì đỡ đau. Tôi được mấy người bạn bảo là đó là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Xin Bác Sĩ tư vấn cho tôi vì sao tôi bị bệnh này và tôi cần phải làm gì ak. ( Đồng Thanh Rêu – Vĩnh Phúc)
Trả lời:
Bạn Thanh Riêu thân mến!.
Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những cơn đau bụng mà bạn phải gánh chịu. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là bệnh gây tổn thương niêm mạc đại tràng, dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Viêm đại tràng mãn tính xảy ra với những trường hợp là bệnh nhân sau khi mắc bệnh thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip… gây tổn thương, rồi để lại di chứng “sẹo” ở niêm mạc đại tràng; dị ứng; loét không đặc hiệu; tự miễn dịch; rối loạn thần kinh thực vật gây viêm loét; nhiễm độc các chất như: thyroxin, ure máu cao…
Biểu hiện chính của bệnh là: mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.
Thêm nữa, bệnh nhân còn phải chịu sự hành hạ của những cơn đau, đặc biệt là đau bụng ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách, đau lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, khi đau thường mót “đi ngoài”, đi ngoài được thì giảm đau.
Bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn thường đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu; hoặc lúc đầu táo bón, sau phân có nhầy, máu.
Với trường hợp của bạn, thì lời khuyên của chúng tôi cho bạn là bạn nên đi khám cụ thể ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính. Ăn chín uống sôi là một trong những cách tốt để phòng tránh bệnh viêm đại tràng mạn một cách hiệu quả.
BS.Nguyễn Bằng Việt -SKDS