Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) còn có nhiều tên gọi khác nhau như viêm đại tràng co thắt hoặc bệnh đại tràng chức năng. Bệnh gây ra những rối loạn tiêu hóa có tính chất tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy những dấu hiệu tổn thương thực thể. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh họat của người bệnh.
Đa số các bệnh nhân HCRKT do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiểu biết về bệnh không được thấu đáo, điều này một phần làm cho bệnh có xu hướng diễn biến dai dẳng, thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Thứ nhất, người bệnh chưa hiểu đúng về bệnh
Đa số các bệnh nhân thường lầm tưởng HCRKT chính là bệnh viêm đại tràng (VĐT – một nhóm bệnh lý thực tổn hay gặp). Bên cạnh đó, một số cơ sở khám chữa bệnh do năng lực có hạn nên việc chẩn đoán nhầm HCRKT là VĐT cũng hay xảy ra. Bệnh nhân hay sử dụng (hoặc được kê đơn) kháng sinh, kháng khuẩn đề điều trị. Mặt khác, do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện của nhiều bệnh nhân vô hình chung làm mất đi các vi khuẩn có lợi trên đường ruột. Điều này làm cho đại tràng suy yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus…), các triệu chứng của bệnh dễ xuất hiện và kéo dài.
Vậy HCRKT và VĐT khác nhau thế nào? Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này có hợp lý hay không?
Khác với VĐT, bệnh nhân HCRKT hoàn toàn không có tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Đây là bệnh lý chức năng, tức là rối loạn chức năng chứ không hề bị viêm loét. Vì vậy, kháng sinh là không thực sự cần thiết trừ khi có nhiễm khuẩn ruột. Do đó, bệnh nhân HCRKT cần chú ý điều này để tránh việc lạm dụng kháng sinh, làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh và làm cho bệnh HCRKT ngày càng nặng hơn.
Thứ hai, HCRKT chịu sự ảnh hưởng lớn của yếu tố thần kinh
Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột. Lo lắng, căng thẳng thần kinh kéo dài hoặc các sang chấn tinh thần làm cho việc điều chỉnh này bị rối loạn. Mặt khác, bệnh diễn biến lâu dài làm cho bệnh nhân luôn lo lắng, sợ bệnh hiểm nghèo (như ung thư đại trực tràng). Điều này tạo thành vòng luẩn quẩn, bệnh nhân càng lo lắng, căng thẳng càng làm bệnh bất ổn, và ngược lại, bệnh xuất hiện thường xuyên càng làm bệnh nhân mệt mỏi, lo lắng nhiều hơn.
Chúng ta biết rằng HCRKT là bệnh thuộc về chức năng đại tràng, như vậy sẽ không thể dẫn tới ung thư đại tràng. Người bệnh cần tránh các lo lắng không cần thiết này. Đồng thời, hạn chế các căng thẳng khác trong cuộc sống để tránh các xung động kích thích tới ruột vì đây là yếu tố thúc đẩy các triệu chứng bệnh HCRKT dễ tái phát.
Những người bị HCRKT lâu năm có rối loạn tâm lý, mất ngủ thường xuyên cần dùng các thuốc an thần kinh để giảm thiểu căng thẳng. Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng trong điều trị hiện nay.
Thứ ba, chế độ ăn uống với bệnh nhân HCRKT
Ăn uống không hợp lý sẽ làm xuất hiện trở lại các triệu chứng bệnh. Bệnh nhân cần ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế các rối loạn tiêu hóa. Thông thường, cũng như các bệnh nhân bị VĐT, bệnh nhân HCRKT hay kiêng khem nhiều loại thức ăn, nhưng kiêng khem không hợp lý (như: kiêng quá mức gây thiếu dinh dưỡng, ăn thực phẩm không phù hợp bị đi ngoài… ), điều này càng làm cho bệnh dễ bất ổn.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý về chế độ ăn uống mà người bệnh hội chứng ruột kích thích nên tham khảo:
Kiêng các loại chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá vì đây là những chất kích thích, ảnh hưởng đến sự vận động, bài tiết của ruột.
Hạn chế một số nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như: thực phẩm tanh, sống, tái (như rau sống, mắm tôm, gỏi…), đồ ăn chế biến qua ngày, bảo quản không tốt…
- Nhóm thực phẩm sinh hơi gây đầy trướng bụng: thực phẩm ngọt nhiều (bánh kẹo ngọt, chè ngọt, hoa quả ngọt như Xoài, Mít, Nhãn, Vải…), các loại rau cải, bắp cải, khoai, sắn.
- Nhóm gia vị chua, cay nóng như: ớt, hồ tiêu, quả chua như Cam, Chanh … Bệnh nhân nên ăn các loại quả: Thanh Long, Chuối…
Nên dùng những thực phẩm giàu vitamin nhóm B, ma nhê, can xi… như:
- Đậu nành, lạc, vừng, đậu hũ, gạo nứt, thịt gà, thịt nạc, trứng, cá đồng…
- Các loại rau như: mướp, mùng tơi, rau đay, muống, ngót…
Không nên ăn no trong một bữa. Thay vì ăn ba bữa chính nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Thứ tư, tác dụng của vận động với bệnh HCRKT
Duy trì thường xuyên, đều đặn thói quen này giúp cho hoạt động của ruột ổn định hơn.
Buổi sáng dậy khi bụng còn rỗng, nên xoa bụng vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ từ 15- 20 phút để tạo thói quen đại tiện mỗi ngày.
Duy trì các môn thể dục thể thao yêu thích, phù hợp với sức khỏe như: yoga, đi bộ…
Thứ năm, điều trị hội chứng ruột kích thích
Các bác sỹ ngày nay thường kết hợp các thuốc trị triệu chứng đường tiêu hóa với các thuốc an thần nhẹ giúp giảm các kích thích thần kinh. Vì thế, sử dụng thảo dược đang là một hướng điều trị chiếm ưu thế trong điều trị ổn định và lâu dài HCRKT.
Để tìm điểm mua Tràng Phục Linh Plus gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tràng Phục Linh Plus với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật
– Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống…
– Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Để tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, bạn hãy click VÀO ĐÂY
- Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh