Đau bụng đi ngoài là một bệnh thường gặp về hệ thống tiêu hóa. Người bình thường mỗi ngày đi đại tiện một lần nhưng cũng có trường hợp người khỏe mạnh đi đại tiện trên một lần hoặc có người 3 – 4 ngày mới đi đại tiện một lần, đó là hiện tượng bình thường.

Hình ảnh minh họa.
Tiêu chảy là hiện tượng thay đổi thói quen đại tiện, số lần đại tiện tăng lên, phân lỏng hoặc có máu, mủ. Tiêu chảy có hai loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Tiêu chảy cấp tính có liên quan đến vi khuẩn, virus, ăn uống không hợp lý, ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy mạn tính thông thường do có bệnh ở ruột hoặc một số bộ phận hoặc bệnh toàn thân. Tiêu chảy có thể dẫn đến thiết hụt chất dinh dưỡng và mất nước nghiêm trọng, mất cân bằng các chất điện giản, nếu ăn uống không hợp lý sẽ khiến bệnh kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp là:
Dạ dày ruột nhu động quá nhanh : Do nhu động ruột tăng nhanh khiến thức ăn trong ruột không có đủ thời gian để được hấp thu và chuyển hóa dẫn đến tiêu chảy, ví dụ sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần lớn dạ dày, kích thích tinh thần, dị ứng ở kết tràng, viêm nhiễm ở khoang bụng và khoang chậu…
Ăn uống không hợp lý : Ăn quá nhiều, ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá lạnh hoặc ăn thức ăn ôi thiu bị nhiễm vi khuẩn, virus… đều có thể dẫn đến tiêu chảy.
Tiêu chảy do kích thích : Quá lạnh, quá nóng, tâm trạng không tốt hoặc tinh thần quá căng thẳng, lo sợ quá mức cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.
Tiêu chảy do dị ứng : Chủ yếu là do ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng nên bị tiêu chảy.
Nhiễm khuẩn : Chủ yếu là trực khuẩn E. Coli và lỵ trực khuẩn Shigella hoặc trực khuẩn tả. Thường do sữa bị nhiễm khuẩn, sữa chưa được tiệt trùng, dụng cụ đựng sữa (như bình sữa, núm vú) không được tiệt trùng sạch sẽ hoặc do ăn phải thực phẩm ôi thiu.
Nhiễm virus : Thường gặp là nhiễm virus đường hô hấp, đường ruột.
Vi Hằng – Daitrang.vn