Tiêu chảy, ỉa chảy là cụm từ chỉ một loại bệnh mà đặc trưng của nó bởi phân lỏng, tăng khối lượng phân, tăng tần số đi đại tiện, tiêu chảy có hai dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy mạn tính có nhiều khác biệt với tiêu chảy cấp tính.

Khác với tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính là thời gian bị tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, bị dai dẳng, có những đợt tạm ngưng sau đó tái phát.
Tình trạng chung của bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy mạn tính là phân lỏng, không quá nhiều nước, có khi phân sền sệt. Nguyên nhân có nhiều khác biệt với tiêu chảy cấp tính. Nhưng có nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân và khó chữa, nhưng nếu không được chẩn đoán đúng và chữa kịp thời thì có thể bị suy dinh dưỡng hoặc biến chứng khác. Một số nguyên nhân cơ bản có thể kể tới như:
Hội chứng ruột kích thích (IBS): là một nguyên nhân của tiêu chảy hoặc táo bón chức năng . Viêm không thường tồn tại trong ruột bị hội chứng ruột kích thích. (Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có thể có một tình trạng viêm ở IBS). Nó có thể được gây ra bởi một số vấn đề cơ bản khác nhau, nhưng người ta tin rằng nguyên nhân phổ biến nhất là phân đi qua đại tràng quá nhanh gây nên tình trạng tiêu chảy.
Bệnh truyền nhiễm: Có một vài bệnh truyền nhiễm có thể gây ra tiêu chảy mãn tính, ví dụ, Giardia lamblia . Bệnh nhân có AIDS thường bị nhiễm trùng mạn tính đường ruột gây bệnh tiêu chảy và tiêu chảy mạn tính kéo dài trên một tháng là những dấu hiệu của suy giảm miễn dịch.
Vi khuẩn phát triển quá mức của ruột non: Bởi vì vấn đề ruột, vi khuẩn đại tràng bình thường có thể lây lan từ đại tràng và vào ruột non. Khi đó vi khuẩn tiêu hóa một số lượng lớn thức ăn, các sản phâm đó sẽ không được ruột non hấp thu vào cơ thể đồng thời nó còn kéo theo nước rồi được bài tiết ra ngoài gây tiêu chảy. Cơ chế của bệnh tiêu chảy do sự phát triển quá mức của vi khuẩn là không rõ ràng.
Sau nhiễm bệnh sau khi bị nhiễm virus cấp tính, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, một số bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính. Các mẫu xét nghiệm trên nhóm bệnh nhân này cũng có thể có những bất thường về sinh hóa hay trong mẫu sinh thiết ruột. Tình trạng này thường được gọi là IBS sau nhiễm bệnh.
Bệnh viêm ruột (IBD): bệnh Crohn và viêm loét đại tràng , bệnh viêm ruột non và / hoặc ruột kết, thường gây tiêu chảy mạn tính.

Ung thư đại tràng: có thể gây ra tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu ung thư ngăn chặn sự di chuyển của phân, nó thường gây ra táo bón. Đôi khi, có sự bài tiết nước phía dưới chỗ tắc nghẽn do khối ung thư và kết quả gây nên tình trạng tiêu chảy. Ung thư, đặc biệt là ở phần xa của đại tràng, có thể dẫn đến phân mỏng, dẹt trong lâm sàng miêu tả dẹt như “lá tre ” Tiêu chảy hoặc táo bón do ung thư thường tiến triển ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian do khối ung thư ngày càng phát triển. Ung thư trực tràng có thể dẫn đến một cảm giác đi đại tiện không hết phân.
Táo bón nặng: chính phân cứng có thể dẫn đến các vấn đề tương tự như ung thư đại tràng, nó cũng làm tắc nghẽn tạm thời sự di chuyển của phân, và trên chỗ tắc nghẽn do phân cứng là toàn bộ phân lỏng.
Đường kém hấp thụ chất tinh bột hoặc đường kém hấp thu là những chất mà ruột không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Đặc biệt ở người lớn hệ men latacse bị tiêu giảm nên (còn được gọi là lactose nên không dung nạp sữa), trong đó các sản phẩm sữa có chứa đường sữa hay lactose, dẫn đến tiêu chảy. bình thường men lactase sẽ phá vỡ cấu trúc của lactose thành đường đơn mà cụ thể là galactose và glucose. Khi lactose không bị phá vỡ cấu trúc thì nó không thể được hấp thụ vào cơ thể. Lactose không tiêu đến đại tràng và kéo nước do tăng áp lực thẩm thấu vào ruột già. Điều này dẫn đến tiêu chảy.Mặc dù lactose là nguyên nhân phổ biến nhất trong các đường kém hấp thu nhưng các loại đường khác trong chế độ ăn uống cũng có thể gây tiêu chảy, bao gồm cả fructose và sorbitol.
Kém hấp thu chất béo: là không có khả năng tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo. kém hấp thu chất béo có thể xảy ra do tuyến tụy giảm tiết men tiêu hóa chất béo (ví dụ do viêm tụy hoặc ung thư tuyến tụy ) hoặc bệnh của niêm mạc của ruột non mà ngăn chặn sự hấp thụ chất béo đã tiêu hóa (ví dụ, bệnh celiac ). chất béo chưa tiêu hóa vào phần cuối của ruột non và đại tràng nơi vi khuẩn biến nó thành chất kích thích ruột non và đại tràng tăng tiết nước.thức ăn cũng qua ruột non và đại tràng nhanh hơn khi có kém hấp thu chất béo,vì men tụy là men tiêu hóa chủ yếu nếu tụy giảm tiết thì sự tiêu hóa các loại thức ăn khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết (sự mất cân bằng hormone) có thể gây ra tiêu chảy, ví dụ cường giáp và bệnh Addison.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng bởi các cá nhân, những người muốn giảm cân bằng thuốc nhuận tràng là một nguyên nhân thường thấy gây tiêu chảy mãn tính.
>>.Nguyên nhân và cách chữa tiêu chảy ở người lớn
Thủy – Daitrang