Rối loạn tiêu hóa khiến ta thấy thật khó chịu và thậm chí cả đau đớn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân cốt yếu gây ra chứng bệnh này để có biện pháp phòng ngừa đúng cách :
Stress
Tất cả các kiểu stress, từ thể chất cho tới tinh thần, đều là nguyên nhân đưa đến rối loạn tiêu hóa. Các chức năng tự động trong cơ thể trong đó bao gồm cả việc tiêu hóa đều được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật.

Khi gặp stress, một phần năng lượng, máu cũng như oxy dành cho việc tiêu hóa bị san sẻ cho việc tái tạo lại cơ thể nhằm chống lại stress. Do đó hệ tiêu hóa ắt hẳn sẽ bị liên đới không ít. Nếu tình trạng stress nghiêm trọng, như sợ hãi tột độ, đau đớn hay nhiễm độc thì tác động đó sẽ càng rõ nét và nghiêm trọng.
Kháng sinh
Kháng sinh tiêu diệt tỷ lệ lớn các vi khuẩn tự nhiên trong hệ đường ruột vốn cần thiết cho việc tiêu hóa. Sự thiếu vắng của các lợi khuẩn tự nhiên khiến cho việc tiêu hóa càng khó khăn, nhất là các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và đạm. Sau 1 đợt điều trị bằng kháng sinh kéo dài, hệ đường ruột trở nên khá yếu ớt. Nếu không kịp thời bổ sung các lợi khuẩn từ sản phẩm có chứa men vi sinh thì sẽ là điều kiện tốt cho các loại nấm men cơ hội, vi khuẩn gây bệnh, nấm … chiếm đóng và tiết ra chất độc. Càng kéo dài, hoàn toàn có thể phá hủy hệ tiêu hóa và suy giảm miễn dịch.

Ăn uống chưa đúng cách
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn chế biến sẵn : Các loại đường, tinh bột có trong các loại thức ăn đóng hộp đa phần đã bị tước đi hàng tá dưỡng chất và chất xơ trong quá trình chế biến. Tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn này sẽ khiến cơ thể mất dần đi lượng crom, mangan, coban, kẽm và magie … Sự thiếu hụt các vi khoáng chất này sẽ dẫn tới khó khăn trong việc tiêu hóa các tinh bột. Tinh ăn vào nếu không tiêu hóa tốt thì các sản phẩn trung gian sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn có hại …

- Ít chất xơ : chất xơ giúp cho việc tống phân ra khỏi ruột già dễ dàng. Thiếu chất xơ sẽ khiến cho quá trình tống phân chậm lại. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ cơ thể tái hấp thu chất độc từ phân cao hơn. Hơn nữa, khi quá trình tống phân kéo dài sẽ gây cảm giác thường xuyên đầy bụng khó chịu.
- Dị ứng thức ăn : một số loại thức ăn có thể bị dị ứng như sữa, cá biển hay thịt bò …
Ăn uống vội vàng, không nhai kĩ trước khi nuốt sẽ bắt hệ tiêu hóa làm việc cực nhọc hơn để tiêu hóa nhưng mảng thức ăn lớn, dẫn tới cảm gíac đầy bụng kéo dài và khó tiêu.
Dùng thuốc
Nhiều loại thuốc rất có hại cho hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng lên cấu trúc và chức năng của các bộ phận tiêu hóa. Ví dụ như thuốc kháng acid, kháng histain, giảm đau NSAID, thuốc tránh thai, thuốc nhuận tràng, cocain … Các thuốc kháng viêm như aspirin, paracetamol và ibuprofen trực tiếp gây kích ứng bao tử, có thể gây viêm loét nên cần thận trọng khi sử dụng và không nên dùng lâu dài.
Gen
Gene cũng đóng 1 vai trò trong hệ tiêu hóa. Gen sẽ qui định được khả năng chống chọi của cá nhân với các yếu tố stress, bệnh tật. Gia đình có bằng chứng thường gặp phải những vấn đề về tiêu hóa thì con cái họ cũng có thể gặp phải.
Ngọc Linh – Daitrang.vn