Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể nhiễm phải chất độc qua đường ăn uống từ những thực phẩm thông dụng hoặc từ những loại thực phẩm không được ăn nhưng do không biết mà ăn phải.

Nhiều loại thức ăn là nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm.
Có 3 nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thức ăn
- Ngộ độc histamine : Gây ra do thức ăn chứa độc chất như các ngừ, cá thu, cá nóc, cóc hoặc do thức ăn gây dị ứng như dứa.
- Nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn : Gây ra do thức ăn nhiếm các loại vi khuẩn như clostridium botilium, samonela, shigella, tụ cầu, tả.
- Ngộ độc nấm.
Một số thực phẩm thông dụng có thể gây độc:
- Rau quả có phun thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật không được rửa sạch.
- Thịt, cá, rau đậu… ôi thiu, nhiễm khuẩn.
- Thịt hộp, cá hộp bị nhiễm độc tố vi khuẩn ngộ độc thịt.
- Sắn tươi không ngâm kỹ.
- Ngộ độc rượu.
Một số thực phẩm không ăn được
- Trứng, gan, da cóc.
- Cá nóc.
- Mật cá trắm.
- Nấm độc.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc khoảng 4 – 6 giờ, đôi khi là sau 1 ngày. Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà có các triệu chứng khác nhau. Thông thường hay gặp các triệu chứng là:
- Đau bụng quằn quại, đau dữ dội, từng cơn, đầy bụng, căng trướng vùng thượng vị. Buồn nôn và nôn mửa.
- Có thể sốt hoặc không.
- Ỉa chảy phân lỏng nhiều nước, ỉa nhiều lần trong ngày làm người kiệt nước.
- Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể lơ mơ, co cứng toàn thân, co giật, hôn mê…
- Mẩn ngứa, mề đay khắp người.
- Mạch nhanh nhỏ (ỉa chảy do mất nước) hoặc mạch chậm, loạn nhịp (ngộ độc cóc). Nếu nặng có thể thấy huyết áp tụt hoặc không đo được hoặc ngừng tim.
- Đôi khi có khó thở, tím tái.
- Có thể bí tiểu hoặc tiểu ít
Điều trị:
Cần nghĩ ngay đến ngộ độc thực phẩm khi người bệnh có các triệu chứng trên cùng với tiền sử đã ăn một số loại thực phẩm đã nói trên.
Cần xác định xem người bệnh tỉnh hay hôn mê, tim còn đập không, huyết áp bình thường hay tụt, đếm mạch quay xem nhanh hay chậm, có khó thở không.
Gây nôn nếu nghi ngờ ngộ độc do ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu, gan trứng cóc, nấm độc. gây nôn bằng cách cho uống nước pha phèn chua hoặc một cốc nước muối nhỏ đặc hoặc dùng cách móc họng. trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, đang co giật hoặc đang có thai to, có bệnh tim trước đó thì không được gây nôn.
Nếu bệnh nhân nôn nhiều, cần bổ sung cho uống Oresol ngay. Nếu khó thở nên lau sạch đờm dãi trong miệng. nếu ngừng tim cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hỗ trợ hô hấp. ngay sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cần thiết chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng cáng hoặc các phương tiện nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Mục đích của việc điều trị nhanh các triệu chứng trên là
- Loại bỏ nhanh các thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài cơ thể.
- Tránh cho người bệnh những ảnh hưởng của chất độc gây ra.
- Những điều cần chú ý phòng chống ngộ độc thức ăn:
- Đun nấu thức ăn cho đến chín.
- Ăn thức ăn khi còn nóng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn.
Các cách phòng chống ngộ độc thực phẩm
Để phòng tránh tốt chứng ngộ độc thực phẩm, bạn không nên làm những điều sau đây:
- Không nên ăn các thức ăn thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc vỏ.
- Không ăn các thức ăn ôi thiu.
- Không mua và sử dụng thức ăn, đồ uống có vị lạ.
- Không mua và sử dụng thực phẩm có màu lòe loẹt, những thực phẩm thường dùng đường hóa học.
- Không mua và sử dụng các loại đậu, đỗ, hạt hướng dương, hạt bí bị mốc vì có khả năng gây ung thư.
- Không ăn gan, trứng cóc, da cóc, cá nóc, nấm không rõ nguồn gốc, không nuốt mật cá trắm để chữa bệnh.
Những điều nên làm:
- Chỉ nên uống nước đã đun sôi.
- Chỉ nên ăn thức ăn mới chế biến và được bảo quản sạch sẽ trong tủ kính. Giữ thức ăn đã nấu chin và những bát đĩa sạch cách riêng với thực phẩm và những bát đĩa có thể bị nhiễm bẩn.
- Đun sôi các thức ăn nguội từ hôm trước.
- Chỉ nên ăn hoa quả đã được rửa sạch nhiều lần, ngâm nước muối 10 phút.
- Phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đại tiểu tiện. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả và thích hợp ở mọi nơi.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và các thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, ngừng thuốc trước khi thu hái 7 – 10 ngày.
Vi Hằng – Daitrang