Viêm loét đại tràng là bệnh lý gây viêm loét ở lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, sự kích ứng từ những chất dịch giúp phân giải thức ăn ở ruột non, ruột già có thể dẫn tới tình trạng những vết loét lan rộng hơn. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với người bệnh, dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngược lại. Vậy người bệnh viêm loét đại tràng cần kiêng gì? Theo dõi những thông tin dưới đây.
Người bệnh viêm loét đại tràng kiêng gì?
Người bệnh viêm loét đại tràng cần một chế độ ăn uống phù hợp, những thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm gia vị cay nóng
Hạn chế thực phẩm cay nóng, gia vị cay vì chúng khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho người bệnh viêm loét đại tràng.
Chất béo động vật
Thực quay chiên, thịt nướng, thịt ướp muối cũng như những món chiên xào, rán nhiều dầu mỡ người bệnh cần hạn chế ăn để cải thiện tình trạng bệnh.
Đồ ăn chế biến sẵn
Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn như dăm bông, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
Đồ ăn cứng, dai
Ví dụ như thịt nhiều gân, sụn, cơm cháy, bánh đa nướng, rau có nhiều xơ già, quả sống,…loại bỏ khỏi thực đơn hàng hàng. Vì chúng sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đại tràng.
Các loại gia vị
Như dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối,…hạn chế tối đa vì không chỉ tạo thêm axit cho đường tiêu hóa mà còn khiến đầy hơi, khó tiêu
Một số loại quả
Các loại quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cafe đặc, rượu, thuốc lá cũng không được khuyến cáo dành cho người bị viêm loét đại tràng.
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
Thực phẩm cho người viêm loét đại tràng
Sữa và các chế phẩm từ sữa : Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát,…Những thực phẩm này có vai trò là bước đệm trung hòa acid trong dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng quá 300ml/1 ngày đối với sữa và 50g đối với bơ, pho mát vì dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Những sản phẩm này nên dùng vào buổi sáng là tốt nhất.
Thực phẩm giàu đạm: Thịt, cá nạc vì nhóm này bổ sung các dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Lưu ý không nên dung nạp vào cơ thể không quá 300g/1 ngày. Vì đạm động vật vốn khó tiêu và gây đầy bụng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn nhiều trong bữa.
Nhóm rau củ: Bổ sung nhiều theo nhu cầu ăn uống theo người bệnh, giúp bổ sung vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Người bệnh có thể dùng rau củ dưới dạng hầm, hấp, luộc, xào,…giúp đa dạng bữa ăn khiến người bệnh có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
Thực phẩm chứa tinh bột: Đây là nhóm khá quan trọng vì giúp cung cấp năng lượng giúp người bệnh khỏe khoắn khi vận động. Cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều vì gây gánh nặng cho dạ dày, đại tràng. Người bệnh dùng cơm nát, súp, bánh mỳ, các loại khoai củ hầm.
Nhóm chất béo: Người bệnh cần sử dụng một lượng ít dầu ăn cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị tuy nhiên không nên dùng nhiều vì dễ gây đầy bụng, tiêu chảy.
Viêm loét đại tràng là một bệnh của đường tiêu hóa, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: