Bệnh tiêu chảy (bệnh ỉa chảy) là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa. Bệnh do vi khuẩn gây nên đặc biệt là trong thời tiết mùa hè điều kiện khí hậu ẩm ướt nên rất dễ lây lan và phát triển. Trẻ en là đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Cần phải có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để đảm bảo sức khỏe chúng ta
Bệnh tiêu chảy mùa nóng
Mùa hè thời tiết oi nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, kèm theo đó tỷ lệ người bệnh mắc tiêu chảy càng tăng cao. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn chủ yếu là do vi khuẩn và độc tố của chúng. Những người có bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng cũng dễ bị tiêu chảy hơn bình thường.
Bệnh tiêu chảy rất dễ mắc và khá nguy hiểm vì nó có thể lây truyền nếu người dân thiếu kiến thức về phòng tránh, vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân kém dẫn đến tiêu chảy
Nếu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải làm cho bệnh nhân bị trụy tim mạch cấp tính trong khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Cần có những biện pháp phòng bệnh kịp thời để có cuộc sốg vui khỏe
Càng tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì hiện tượng mất nước và mất chất điện giải ngày càng tăng làm cho bệnh nhân bị trụy tim mạch cấp tính trong một khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Sự nguy hiểm của bệnh tả là nguy kịch và có thể làm cho nhiều người mắc bệnh nếu cùng ăn, uống một loại thực phẩm , nước uống bị nhiễm vi khuẩn tả.
Nguyên nhân và cách xử trí khi tiêu chảy
Nguyên nhân gây bệnh
Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột như ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, nước không đun sôi…, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, sinh sôi phát triển và lấn át các vi khuẩn có lợi, tiết ra các chất độc gây tiêu chảy. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách:
- Cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi khuẩn và các chất độc do chúng gây ra
- Co bóp mạnh để thải nước ra ngoài kèm theo các siêu vi khuẩn, chất độc ra ngoài cơ thể, sinh ra tiêu chảy
Khi đó cơ thể thải quá nhiều nước mà không bù vào cộng với mất chất điện giải làm người bệnh rất mệt mỏi. Khi đó chúng ta cần có biện pháp xử lý để tình trạng không trở nên trầm trọng.
Cách xử trí khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy chúng ta nên làm theo hướng dẫn sau:
- Bổ sung lượng nước cần thiết nhất là Oresol.
- Nếu là trẻ nhỏ cần cho bú sữa mẹ nhiều hơn.
- Tuyệt đối không được nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này rất nguy hiểm vì khi tiêu chảy cơ thể vẫn hấp thu 70% dinh dưỡng
- Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm bệnh xấu hơn.
Biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng
- Giữ gìn khu nhà vệ sinh, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy nên rắc ít vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
- Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như cúng giỗ, cưới hỏi
- Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.
An toàn vệ sinh thực phẩm
- Thực hiện ăn chín, uống sôi
- Không ăn các loại rau sống
- Không ăn các loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh…
Sử dụng nguồn nước sạch
- Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Nước ăn uống được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B
- Cấm đổ chất thải, nước giặt đồ của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt xác súc vật chết đến ao hồ
Lưu ý: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Dantri
Tìm hiểu thêm: