Mùa hè thời tiết oi bức là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh hoành hành, bùng phát các loại dịch bệnh đặc biệt là ngộ độc thực phẩm. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cần chủ động phòng ngừa ngộ độc xảy ra.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm
Chọn những thực phẩm vẫn còn tươi, không bị thay đổi màu sắc và mùi vị. Nên sử dụng thịt đã qua kiểm dịch, khối thịt rắn chắc, mặt ngoài khô bóng. Các loại phủ tạng phải còn tươi, không có mùi ôi thiu. Đối với cá chọn cá đang sống hoặc chết nhưng vẫn còn mang màu đỏ tươi. Trứng còn nguyên vỏ màu hồng, trong suốt khi soi qua ánh sáng.
Thực phẩm chín và sống không để lẫn
Các loại thực phẩm tươi sống như thịt súc vật, phủ tạng, gia cầm, hải sản…nên được để riêng, không lẫn với các thực phẩm khác. Nếu chưa kịp chế biến thì bảo quản ở tủ lạnh. Các dụng cụ chế biến thức ăn tươi sống không nên dùng chế biến các thực phẩm đã chín khi chưa qua xử lý.
Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến
Nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chế biến đồ tươi sống, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các dụng cụ bẩn. Rửa sạch các dụng cụ sau khi chế biến thực phẩm. Đồ dùng như bát, đĩa, đũa, muôi, thìa… bằng những chất liệu khó rửa nên hạn chế sử dụng
Giặt khăn lau bát, khăn chế biến thực phẩm, khăn lau tay với xà phòng và nước sạch, để riêng rẽ tránh nhầm lẫn mỗi khi sử dụng.
Chế biến và bảo quản an toàn thực phẩm
Thực phẩm phải được nấu chín đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, thủy sản tươi sống… tránh tình trạng ngộ độc xảy ra. Thực phẩm nếu chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết nên bảo quản trong tủ lạnh.
Thiết kế khu ăn uống cách ly với các nguồn ô nhiễm. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong, không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng.
Tránh thực phẩm nhiễm độc hóa học
Bằng cách rửa sạch rau quả bằng nước sạch trước khi sử dụng. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn nên báo ngay cho các cơ quan y tế gần nhất. Thực phẩm nên được để cách ly với môi trường bị nhiễm hóa học. Các thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc không nên sử dụng chẳng hạn như cá nóc, nấm độc, thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể.
Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, việc sơ cứu và cấp cứu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cần xác địnhviệc xác định nguyên nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ và gửi xét nghiệm độc chất.
Nếu thức ăn gây ra hiện tượng ngộ độc thì cần móc họng, nôn ngay để cho hết thức ăn ra ngoài trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo. Sau đó uống 30-50g than hoạt (1g/1kg cân nặng) hoà với 250ml nước và đường (trẻ 1-12 tuổi: 15-20g pha với 200ml nước uống). Tiếp đến dùng nhuận tràng bằng sorbitol 30g (1g/1kg cân nặng) không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể gây rối loạn nước và điện giải. Gọi điện nhờ sự tư vấn của bác sỹ hoặc người nhà đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế khi có các triệu chứng nặng.
Bệnh nhân nếu có dấu hiệu co giật thì sơ cứu bằng cách để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp để thức ăn đưa ra ngoài không bị sặc. Sau đó nên gọi bác sĩ tới nhà hoặc đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để có thuốc điều trị và đảm bảo thông khí.
Nguồn: Tổng hợp