Polyp đại tràng nếu không được điều trị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí phát triển thành ung thư. Do đó, phát hiện sớm và điều trị có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng tìm hiểu phương pháp phẫu thuật polyp đại tràng hiện nay.

Dấu hiệu của polyp đại tràng
Polyp đại tràng diễn biến âm thầm nên các triệu chứng của bệnh khá nghèo nàn, khó phát hiện. Người bệnh phát hiện polyp đại tràng khi nội soi đại tràng hoặc thăm khám các bệnh lý khác. Một số người bệnh gặp một số triệu chứng dưới đây:
Đi ngoài phân có máu
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, có giá trị chẩn đoán bệnh. Người bệnh có thể thấy máu tươi trên giấy vệ sinh, trường hợp nặng máu tươi thành vệt hoặc máu loang ra cả trên phân, phân cólẫn nhày máu màu nâu, đen hoặc nhờ nhờ như máu cá.
Trường hợp phân mềm hoặc nhão có máu kèm theo càng có giá trị cao trong việc báo hiệu người bệnh mắc polyp đại tràng. Người bệnh bị chảy máu ở mức độ khác nhau nhưng thông thường ở mức độ nhẹ và vừa.
Đi đại tiện phân lỏng
Đối với polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn nhất là khi có polyp to hoặ polyp bị loét, khả năng cao khiến người bệnh bị ruột kích thích gây đi ngoài nhiều lần, xuất hiện đau quặn bụng.
Đau bụng
Người bệnh polyp đại tràng thường bị đau bụng, trường hợp polyp quá lớn gây ra tình trạng bán tắc ruột hoặc tắc ruột hoàn toàn khi đó xảy ra tình trạng đau bụng do tắc ruột có thể còn kèm theo nôn.
Xem thêm: Dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng
Phương pháp phẫu thuật cắt polyp đại tràng
Polyp đại tràng phát triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới người bệnh như xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, ung thư đại tràng ,…Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả.
Các phương pháp thực hiện cắt polyp đại tràng được liệt kê bao gồm:
- Polyp có cuống: Được cắt bằng kỹ thuật Snare.
- Polyp không có cuống với kích thước nhỏ: Sẽ được cắt bằng kìm sinh thiết nhiệt.
- Trường hợp Polyp cuống to: Các bác sĩ có thể dùng dòng điện cắt kiểu Blend Cut hoặc Coagulation với cường độ thấp để hạn chế chảy máu.
- Trường hợp Polyp nằm ở những vị trí khó, ở vị trí khuất: Sẽ được cắt sau khi đầu máy soi đã được gắn ống nhựa trong.
Các bước thực hiện phẫu thuật cắt polyp đại tràng

Mổ nội soi cắt polyp đại tràng
Hiện nay, phẫu thuật nội soi polyp đại trực tràng là kỹ thuật tương đối dễ thực hiện và được áp dụng phổ biến. Phương pháp này an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều. Đối với người bệnh có nhiều polyp nội soi chia làm nhiều đợt và loại bỏ chúng dần dần cho tới khi hết hẳn.
Các bước thực hiện phẫu thuật nội soi polyp đại tràng:
- Bác sĩ làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh kèm theo, chẩn đoán đúng đã phát triển tới giai đoạn nào
- Làm sạch đại tràng bằng thuốc giúp nội soi quan sát dễ dàng hơn
Dựa vào kết quả nội soi và xác định vị trí, số lượng polyp người bệnh được cắt polyp nội soi theo 2 phương pháp:
Đối với các polyp có cuống được cắt bằng snare:
- Với bệnh nhân có polyp cuống to, các kỹ thuật viên dùng dòng điện cắt kiểu blend hoặc coagulation với cường độ thấp để hạn chế chảy máu.
- Polyp không có cuống kích thước nhỏ được cắt bằng kìm sinh thiết nhiệt.
Các polyp ở những vị trí khuất:
Các polyp được cắt sau khi đầu máy soi đã gắn ống nhựa trong mềm. Với sự hỗ trợ của đoạn ống nhựa trong, các phẫu thuật viên dễ dàng đưa được thòng lọng vào chân các polyp, kể cả polyp ở vị trí khó như ở sát hậu môn, góc lách, góc gan…. Những bệnh nhân nhiều polyp được cắt làm 2-3 lần cho tới khi hết polyp.
Lời khuyên của các bác sĩ sau phẫu thuật
Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau khi phẫu thuật giúp bảo vệ thành quả của ca phẫu thuật cũng như giúp tình trạng bệnh mau lành:
- Nằm một chỗ hoặc di chuyển cần phải nhẹ nhàng, chỉ di chuyển sau khi vết thương đã gần như hết đau
- Không được ăn sau phẫu thuật, sau khi đưa ống dạ dày ra ngoài có thể uống một chút nước, mỗi lần cách nhau 2 tiếng, mỗi ngày có thể uống khoảng 50 – 80ml
- Ngày thứ 3 ăn uống nhiều hơn, có thể ăn một chút đồ ăn mềm và lỏng như bột, cháo, nghỉ ngơi để lấy lại sức. Sau 2 – 3 tuần người bệnh có thể tập ăn cháo, mì sợi, các loại rau mềm và chút đồ ăn dễ tiêu hóa, nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày
- Hạn chế ăn các đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua cay,…nên ăn chậm nhai kĩ
- Nếu ăn xong thấy buồn nôn, chướng bụng hay bị đau thì ngừng mọi hoạt động ăn
- Nói không với chất kích thích như rượu bia, chè, cà phê, thuốc lá,…
Có thể bạn quan tâm: