Bệnh polyp trực tràng gặp khá nhiều ở người trưởng thành, đặc biệt là khi cao tuổi. Bệnh gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Polyp trực tràng là gì?
Là những khối u lồi vào trong lòng trực tràng, được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng, là sự phì đại biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng.
Nguyên nhân gây polyp trực tràng
Các nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là:
- Do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành các polyp
- Do di truyền
- Do viêm nhiễm niêm mạc trực tràng bởi vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng
Nguy cơ dẫn tới polyp trực tràng như:
- Tuổi càng cao tỉ lệ gặp polyp trực tràng càng nhiều, nam gặp nhiều hơn nữ
- Các thói quen hút thuốc, nghiện rượu bia
- Chế độ ăn không hợp lý (ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ, ăn nhiều loại thị có màu đỏ)
- Do béo phì kèm theo lười hoặc ít vận động cơ thể hoặc trong cuộc sống đã từng mắc bệnh viêm trực tràng mạn tính.
- Một số trường hợp đã từng bị ung thư buồng trứng (nữ giới) hoặc đã từng cắt bỏ polyp, có thể có khả năng bị bệnh polyp trực tàng hoặc tái phát polyp trực tràng.
Trên một người có thể có 1 hoặc nhiều polyp, nguy cơ thoái hóa trở thành ác tính của chúng còn phụ thuộc vào kích thước. Nếu các polyp đường kính không quá 5mm thì ít có nguy cơ trở thành ung thư, nhưng khi đường kính lên tới 20mm kéo dài khoảng 10 năm thì nguy cơ trở thành ung thư rất lớn
Xem thêm: Polyp trực tràng có nguy hiểm không?
Polyp trực tràng có trở thành ung thư?
Những polyp đơn độc có thể là những khối u hoàn toàn lành tính và tồn tại nhiều năm mà không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Trong đó, có nhiều trường hợp không biết mình mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn có tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư đại trực tràng sau này nếu các polyp lớn dàn lên, với kích thước to dần và vượt 5mm.
Đối với các polyp có chân rộng, không có cuống, càng nhiều polyp thì khả năng hóa ác tính càng cao hơn những polyp có chân hỏ hay cuống dài. Trong trường hợp nếu polyp trực tràng quá lớn, nhiều polyp hoặc có nhiều viêm loét trên bề mặt polyp có thể gây ra các triệu chứng đi cầu khó hoặc có máu trong phân hoặc dịch nhầy, cảm giác đau buốt khi đi ngoài.
Để chuẩn đoán polyp trực tràng có thể tiến hành:
- Xét nghiệm phân để tầm soát polyp và ung thư trực tràng bằng cách tìm máu ẩn trong phân hoặc xét nghiệm ADN.
- Chụp X-quang có thuốc cản quang là phương pháp thong dụng có thể phát hiện được polyp hay khối u trực tràng nhưng dễ bỏ sót những polyp nhỏ.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) cũng có thể phát hiện polyp hoặc khối u đại trực tràng. Tuy vậy, nội soi trực tràng vẫn là phương pháp chính xác nhất để phát hiện polyp hay u và có thể sinh thiết để xác định u lành hay u ác tính.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi có các triệu chứng như ở trên nhất là hiện tượng đi ngoài ra máu cần đến các trung tâm y tế để được khám cũng như xác định bệnh, không nên chủ quan. Bên cạnh đó, cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý:
- Tránh ăn nhiều chất béo, thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt chó)
- Nên ăn nhiều hơn các loại rau, quả và ngũ cốc.
- Với người cao tuổi, tốt nhất là không uống rượu, bia, nhất là những người có sẵn bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh xa stress, áp lực
- Sinh hoạt điều độ, đúng giờ, vì nếu sinh hoạt không đều đặn, đều có thể khiến cho rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hoá, rất dễ phát triển các khối u đường ruột.