Cuộc sống thường nhật hối hả cuốn con người vào những vòng xoáy của công việc, đôi khi họ vô tình quên đi những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Chính điều vô tình này đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh thông thường ngày càng tăng lên. Một trong số đó chính là táo bón – một bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa.

Đa số người khỏe mạnh một ngày đi đại tiện một lần, nhưng cách 2 – 3 ngày mới đi ngoài cũng không phải là hiện tượng bất thường. số người mỗi ngày đi đại tiện 1 – 2 lần khá ít, thường 1 tuần 3 lần trở lên hoặc 2 ngày một lần chiếm phần lớn. Người bình thường bình quan trong 2 tuần thì đại tiện hàng ngày, sau đó có 1 – 2 ngày không thông, hình thành một chu kỳ đại tiện. Nhưng chu kỳ này của mỗi người thường không hoàn toàn giống nhau mà tùy theo môi trường sinh sống cảu người đó mà có sự thay đổi. Nếu như không có cảm giác khó chịu, đi đại tiện thoải mái thì hoạt động đó đều thuộc loại bình thường. Còn nếu vì một nguyên nhân nào đia mà chất cặn bã hay chính xác là phân bị tích tụ quá lâu trong ruột, thành phần nước chứa trong đó bị hấp thu quá nhiều làm cho phân càng khô, cứng và khó bài tiết ra ngoài thì quy luật sinh hoạt thường ngày của bạn đang bị đảo lộn. Cứ 2 – 3 ngày hoặc lâu hơn mới đi đại tiện một lần. Người bị nặng hơn, phân thải có hình phân dê, phân thỏ, hình cầu người ta gọi đó là hiện tượng táo bón. Một số người phân tuy có tính mềm nhưng khi đi đại tiện lại gặp rất nhiều khó khăn đó cũng là biểu hiện của bệnh táo bón.
Ngoài ra, do các chất cặn bã bị tích tụ lâu trong trực tràng, niêm mạc trực tràng chịu áp lực gây ra viêm nhiễm, số lần đi đại tiện nhiều nhưng lại không thuận lợi, kèm theo hiện tượng lúc đầu nhanh, dau đó nặng. Triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm thành tiêu chảy.
Thông thường, nếu táo bón diễn ra trong thời gian ngắn thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu táo bón kéo dài và không được điều trị, các chất cặn bã có hại trong trực tràng không kíp thời bài xuất ra bên ngoài thì điều đó lại ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến cơ thể. Những ảnh hưởng này xuất hiện dần dần nên chúng không dễ phát hiện và chú ý kịp thời, có người còn coi đó không là việc đáng chú ý. Táo bón kéo dài gây ra các hiện tượng như lão hóa sớm, tiêu hóa kém, béo phì, viêm ruột và các vướng mắc về tinh thần. Ở người già táo bón còn dẫn đến các bệnh như tim đau thắt, xuất huyết não, sưng phổi, trĩ, hậu môn bị rách…

Hình ảnh minh họa.
Táo bón có thể phát sinh tạm thời. Chỉ cần tìm được đúng nguyên nhân gây ra táo bón để điều trị là có thể trở lại bình thường. Nhưng nếu như bị táo bón lâu sẽ gây ra một loạt những triệu chứng như choáng đầu, nhức đầu, chướng bụng, đau bụng, mệt mỏi… Trong đông y, phương pháp trị táo bón khá độc đáo, có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Ngoài ra, việc uống thuốc tự bảo về sức khỏe của bản thân, rèn luyện thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm hợp lý, sắp xếp thời gian vận động , massage vùng bụng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết. Đó là những yếu tố rất quan trọng để phòng và điều trị táo bón.
Đối với táo bón đơn thuần, khi xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc táo bón thời gian ngắn, bạn có thể không có cảm giác khó chịu, chỉ gặp trở ngại khi đi đại tiện nên rất dễ bỏ qua và không chú ý. Vì vậy mà nặng thêm, thậm chí phát triển thành táo bón mạn tính.
Tìm hiểu thêm:
Vi Hằng – Daitrang.vn