Ngộ độc thực phẩm ngày càng có chiều hướng gia tăng do chất lượng vệ sinh không đảm bảo, thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn, không được bảo quản đúng cách, hư thối, đã bị nhiễm trùng… Một số nghiên cứu gần đưa ra danh sách thủ phạm chính gây ra ngộ độc thực phẩm.
An toàn vệ sinh đẩy lùi ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Gia cầm bị nhiễm khuẩn Campylobacter
Theo số liệu mà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra, trong mỗi năm có 600.000 người Mỹ mắc bệnh do vi khuẩn có trong sản phẩm thịt gia cầm, trong số đó có 7.000 người phải nhập viện.
Khi bị lây nhiễm vi sinh vật này, người bệnh có triệu chứng dễ nhận ra như nôn mửa, người mệt mỏi, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra và tăng mức độ an toàn cho người sử dụng, Bộ Nông Nghiệp Mỹ hiện đang nghiên cứu soạn thảo bộ tiêu chuẩn an toàn mới dành riêng cho nhóm thịt gà, kể cả mặt hàng nhập khẩu.
Thịt lợn nhiễm Toxoplasma
Thịt lợn bị nhiễm ký sinh trùng là thủ phạm làm cho hơn 35.000 người Mỹ bị nhiễm bệnh, trong đó gần 2.000 người phải nhập viện mỗi năm (Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát & Phòng tránh dịch bệnh Mỹ ).
Toxoplasmosis là loại ký sinh trùng rất nguy hiểm, chúng được xem như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi bị nhiễm độc thực phẩm hiện nay.Tại Mỹ, số người mang ký sinh trùng Toxoplasma lên tới 60 triệu, nhưng người bệnh có rất ít triệu chứng do hệ miễn dịch của cơ thể giám sát chặt chẽ. Thức ăn nhiễm Toxoplasma nặng thì mức độ gia tăng bệnh sẽ ngày một tăng cao.
Khuẩn Listeria có trong thịt nguội
Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, không nên ăn thịt nguội đặc biệt là phụ nữ mang thai vì:
- Thịt nguội chứa vi khuẩn gây bệnh Listeria, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ mắc cao hơn.
- Khuẩn Listeria gây nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là hiện tượng Listeriosis, là bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể do khuẩn Listeria monocytogene gây ra.
Thịt gia cầm
Thịt gia cầm là một số những thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm các nhóm bệnh truyền nhiễm. Theo một số báo cáo gần đây, thịt gia cầm chứa khuẩn Salmonella, nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh nan y.
Khuẩn Listeria có trong sữa và các sản phẩm đi từ sữa
Sữa là thực phẩm phổ biến trong các món ăn, chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp các chất giúp cơ thể phát triển. Nhưng trong sữa và các nhóm sản phẩm đi từ sữa như pho mát mềm đều có chứa khuẩn Listeria. Pho mát mềm làm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa khuẩn Listeria, đặc biệt rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Khuẩn Salmonella trong nhóm thực phẩm đa thành phần
Khuẩn Salmonnella có trong salad, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, lẩu thập cẩm… Ngoài ra Salmonella còn có các loại norovirus. Chúng lây nhiễm ngay từ những khâu xử lý, chế biến ngay từ chính các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp chế biến này. Không chỉ vậy, norovirus còn chính là nguyên nhân gây ra các đại dịch lớn nhất là các đoàn tàu du lịch trên sông nước.
Khuẩn Salmonella
Khuẩn này thường xuất hiện trong quá trình sản xuất thực phẩm. Khuẩn Salmonella xuất hiện với tần suất nhanh và mạnh, nhất là ở khâu sản xuất thực phẩm trong thời gian gần đây. Trong quá trình sản xuất trứng, các sản phẩm rau dạng mầm và cà chua nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Toxoplasma có trong thịt bò
Thịt bò thường chứa ký sinh trùng Toxoplasma nhiều nhất. Chúng được coi là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm nhất.Thịt bò chưa nấu chín nếu ăn vào có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này.
Toxoplasma rất nguy hiểm cho nhóm phụ nữ mang thai, gây nhiễm độc cho bàp thai gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Salmonella có trong trứng
Salmonella đã từng bùng nổ và hoành hành ở 2 trang trại chăn nuôi ở Iowa, Mỹ năm 2010. Dịch bệnh làm cho hơn hơn 1.000 người bị mắc bệnh và phải thu hồi một nửa tỷ quả trứng, thủ phạm chính là khuẩn Salmonella.
Trứng bị nhiễm độc là khuẩn Salmonella thì phải loại bỏ ngay. Sau đó, tiến hành vệ sinh chuồng trại,vệ sinh thức ăn và môi truờng sạch sẽ, tuân thủ mọi quy định về an toàn trong chăn nuôi, giết mổ.
Thanh Mai_Daitrang.vn