Phần lớn những người bị táo bón nhẹ không cần dùng thuốc, tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục táo bón sau khi đã thay đổi chế độ ăn và lối sống, bác sỹ có thể khuyên dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ trong một khoảng thời gian nhất định. Các phương thức điều trị này có thể giúp phục hồi lại thói quen của ruột. Đối với trẻ em, điều trị ngắn hạn với thuốc nhuận tràng đồng thời với luyện tập để phục hồi lại thói quen của ruột sẽ giúp phòng chống táo bón.

Hình ảnh minh họa.
Bác sỹ quyết định khi nào thì bênh nhân cần đến thuốc nhuận tràng và loại nào là tốt nhất với từng người. Thuốc nhuận tràng dùng đường uống và có nhiều dạng: lỏng, viên, bột gôm, và dạng cốm hạt. chúng tác động bằng nhiều cách:
Nhuận tràng tạo khối độn cho phân thường được xem là an toàn nhất, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại thuốc khác. Các loại thuốc này còn được xem là loại bổ sung chất xơ, và được uống chung với nước. Các loại thuốc này cần phải uống nhiều nước, nếu không sẽ gây tắc ruột. Một số người cho biết sau khi uống thuốc nhuận tràng tạo khối độn, tình trạng không những không được cải thiện mà còn tệ hơn do bị đau và đầy bụng.
Nhuận tràng kích thích tạo những co bóp nhịp nhàng của cơ ruột. Các nghiên cứu cho thấy, phenolphthalein – thành phần trong một số thuốc nhuận tràng kích thích, có thể tăng nguy cơ ung thư.

Hình ảnh minh họa.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu làm nước thấm ngược vào đại tràng khiến đại tràng căng ra. Nhóm thuốc này có tác dụng tốt cho những trường hợp táo bón vô căn. Cần kiểm tra cân bằng chất điện giải khi dùng nhóm thuốc này cho những người bị đái tháo đường.
Thuốc làm mềm phân làm phân mềm và ẩm ướt. Thường được khuyên dùng sai khi sinh hoặc sau phẫu thuật. Các sản phẩm này được chỉ định cho những người cần tránh rặn khi đi đại tiện. Dùng nhóm thuốc này lâu dài có thể gây rối loạn điện giải.
Thuốc bôi trơn làm phân như được bôi trơn và di chuyển dễ dàng hơn trong ruột. Thường sử dụng các loại dầu vô cơ. Các chất bôi trơn kích thích đại tiện trong vòng 8 giờ sau khi uống.
Các loại thuốc nhuận tràng có muối có tác dụng tựa như miếng bọt biển hút nước vào đại tràng để cho khối phân trơn mềm, dễ di chuyển. Nhuận tràng có muối được dùng để điều trị táo bón cấp khi không có biểu hiện của tắc ruột. Đã thấy có những rối loạin điện giải khi dùng kéo dài, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những bệnh nhân suy thận.
Các chất kích hoạt kênh clorua tăng cường nhu động và lượng dịch trong ruột để giúp phân di chuyển dễ dàng, giảm triệu chứng táo bón. Một trong những thuốc đó là Amitiza, được đánh giá là vẫn an toàn sau khi sử dụng từ 6 – 12 tháng. Sau thời gian đó, bác sỹ nên đánh giá lại xem việc dùng tiếp có cần thiếy nữa hay không?
Những người đã lệ thuộc thuốc nhuận tràng nên giảm số lần sử dụng. Bác sỹ có thể hỗ trợ quá trình này. Đối với đa số người bệnh, ngừng thuốc nhuận tràng sẽ phục hồi lại khả năng co bóp tự nhiên của đại tràng.
Táo bón dù nguyên nhân gì, điều trị thường bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn giàu chất xơ, uống ít nhất 1,5 lít nước/ ngày, có thể thêm chất xơ vào chế độ ăn như cám colofiber. Các thuốc xổ bài tiết hay kích thích nên tránh vì nó có thể gây tổn thương làm rối thần kinh thành ruộ và gây mất trương lực. Hạ kali máu hay gặp khi dùng thuốc nhuận tràng kéo dài. Tránh rặn quá mức.
Vi Hằng – Daitrang.vn