Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay, bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí là ung thư đại tràng. Thuốc nào dùng chữa viêm đại tràng? là thắc mắc của nhiều người bệnh, dưới đây là tổng hợp các loại thuốc dùng chữa bệnh viêm đại tràng.
Triệu chứng thường gặp viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của đại tràng. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng đi ngoài, rối loạn đại tiện, chướng bụng đầy hơi,…khiến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn.
Chán ăn, mệt mỏi, ăn ngủ kém: Người bệnh thường ăn uống kém, người mệt mỏi, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể bị sốt. Triệu chứng này có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, đau dạ dày,…Trường hợp bệnh nặng hơn cơ thể hốc hác, gầy sút cân, thiếu máu thậm chí khối u quá lớn có thể gây biến chứng tắc ruột.
Đau bụng: Đau thường xuất hiện ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Cơn đau lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau người bệnh thường muốn đi ngoài, cơn đau giảm sau khi đi đại tiện. Cơn đau thường xuyên tái phát, mót rặn, phân có nhầy. Đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ viêm của đại tràng.
Rối loạn đại tiện: Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có nhầy có thể có máu. Táo bón, tiêu chảy xen kẽ, mót rặn, ỉa già sau đi ngoài đau hậu môn
Những biểu hiện bên trong: Khi ấn tay vào hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động
Sai lầm khi dùng thuốc điều trị viêm đại tràng
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh dẫn tới nhờn thuốc
Khi điều trị viêm đại tràng, người bệnh thường sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài thậm chí kết hợp nhiều loại thuốc trong cùng một đợt điều trị và chỉ chú trọng điều trị triệu chứng. Ví dụ, nếu bị tiêu chảy người bệnh dùng thuốc tiêu chảy, nếu bị táo bón dùng thuốc nhuận tràng,…Chính vì điều này khiến lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt sạch, lông nhung cũng trơ trụi, lớp lá chắn bị bào mòn hết nhưng không được bù đắp và tái tạo lại khiến các vết loét mới được chữa lạnh không có gì che chắn khiến viêm loét trở lại.
Dùng kéo dài và liên tục dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc khiến bệnh ngày càng nặng, lâu dần dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng mà không thể trị dứt điểm.
Dùng nhiều loại thuốc
Tâm lý của người bệnh thường ai mách gì chữa bệnh là uống nấy. Vì thế, khi có ai giới thiệu bài thuốc, loại thuốc nào là sử dụng.Do đó, sử dụng thuốc bừa bãi mà không theo ý kiến của bác sĩ rất nguy hiểm. Dùng quá nhiều loại thuốc khiến đại tràng yếu dần
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Tây Y
Dưới đây là tổng hợp các nhóm thuốc Tây y dùng chữa viêm đại tràng cụ thể như sau:
Thuốc chống viêm
Bước đầu tiên của việc dùng thuốc điều trị viêm đại tràng là nhóm thuốc kháng viêm nhằm mục đích là giảm viêm nhiễm và ngăn chặn tình trạng tái phát.
Nhóm thuốc kháng viêm bao gồm: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa), Balsalazide (Colazal) và Olsalazine (Dipentum).
Tuy công dụng rất tốt nhưng có một vài tác dụng phụ như buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy,…Do đó, tùy từng trường hợp mà bác sĩ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp để chữa bệnh tốt nhất.
Corticosteroid
Đây là loại thuốc đại tràng giúp giảm viêm khá tốt nhưng có nhiều tác dụng phụ như bị tăng cân, huyết áp cao và làm tăng tính nhạy cảm của nhiễm trùng.
Do đó, sử dụng thuốc này là nên làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ức chế hệ thống miễn dịch
Sử dụng thuốc chữa đại tràng Corticosteroi hoặc các nhóm thuốc khác nếu không thấy sự hiệu quả thì có thể sử dụng loại thuốc Cyclosporine ( SANDIMUNE) theo chỉ định của bác sỹ. Những loại thuốc đại tràng tốt nhất này có tác dụng làm ức chế miễn dịch của người bệnh.
Đối với loại thuốc đại tràng này chúng ta phải sử dụng với liều lượng cao nên sẽ xuất hiện những tác dụng phụ như: dị ứng, suy tủy xương, viêm gan, nhiễm trùng…
Nhóm thuốc khác
Nhóm thuốc chống đau, chống co thắt đại tràng:
Trimebutin (Debridat), Mebeverin (Duspatalin), Phloroglucinol (Spasfon). Đây cũng được biết đến là nhóm thuốc giảm đau đại tràng có tác dụng làm hưởng cơ, chống co thắt làm giảm đau, giảm đầy bụng khó tiêu, rối loạn vận động của đại tràng
Nhóm thuốc cầm tiêu chảy:
Ví dụ như Smecta, loperamid, Actapulgite. Nhóm thuốc chữa đại tràng này có tác dụng làm chậm nhu động ruột, tạo màng bọc miêm mạc, hấp thụ các chất độc gây kích ứng miêm mạc, kéo dài thời gian lưu thông ruột.
Nhóm thuốc chữa khi có táo bón:
Microlax, Sorbitol, Folax. Các loại thuốc táo bón có tính nhuận tràng, chỉ nên dùng trong vòng 1-2 ngày không nên sử dụng trong thời gian dài.
Trong trường hợp có chảy máu đường ruột mãn tính có thể phát triển bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Do đó, việc bổ sung sắt giúp khôi phục lại mức độ sắt bình thường và giảm thiếu máu.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm đại tràng
Ưu điểm:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng, giảm rõ rệt những cơn đau do viêm đại tràng gây ra. Thuốc có tác dụng đối vói những trường hợp giảm triệu chứng khi bệnh quá nặng.
Nhược điểm:
Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc Tây y cũng diệt luôn vi khuẩn có lợi cư trú ở đường ruột. Khi các lợi khuẩn mất đi, thành ruột không còn lớp bảo vệ cần thiết do đó bệnh sẽ thường xuyên tái phát, dễ tiến triển sang dạng mạn tính.
Thành phần của thuốc tây y dễ để lại nhiều tác dụng phụ như: Tăng cân, rậm lông, huyết áp cao, tiểu đường, loãng xương (nhóm thuốc corticoid); mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm triệu chướng đau bụng, rối loạn đi ngoài thêm trầm trọng (nhóm thuốc kháng sinh); táo bón, liệt ruột (nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng).
Thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng
Dùng thuốc Đông y chia bài thuốc thành từng thang theo định lượng xác định phù hợp với từng lứa tuổi, tình trạng bệnh của từng người bệnh. Nhưng dùng thuốc Đông y người bệnh phải sắc uống hàng ngày không tiện dụng bằng thuốc tây y.
Các vị thuốc dùng trong điều trị bệnh đại tràng của Đông y đều nhằm làm tăng cường chức năng của tâm, can, tỳ, huyết mạch và sức đề kháng của cơ thể. Một số bệnh điều trị bệnh đại tràng như hoàng kỳ, hoài sơn, đẳng sâm, sơn tra, bạch truật, bạch thược, sài hồ…
Theo Đông y, bệnh viêm đại tràng được chia thành 4 loại với các bài thuốc điều trị khác nhau:
Thể thấp nhiệt
Xuất hiện do nhiễm khuẩn, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài mót rặn, phân có máu. Dùng bài thuốc:
- Cát căn 16g
- Kim ngân 12g
- Bồ công anh 12g
- Rau má 12g
- Quả dành dành 8g
Sắc thành nước uống trong ngày.
Thể tỳ vị hư
Thể bệnh xuất hiện do người bệnh ăn uống không đảm bảo vệ sinh gây đau bụng, tiêu chảy, phân sống do không được tiêu hóa hết, người bệnh mệt mỏi và ngại vận động. Dùng bài thuốc như sau:
- Rễ đinh lăng 12g
- Đậu ván 12g
- Hậu phát 10g
- Mã đề 10g
Sắc thuốc với 500ml nước cho đến khi cạn còn 200ml, uống 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Thể can tỳ bất hòa
Người bệnh có các triệu chứng đau bụng, đi ngoài xong thì hết đau, đi tiêu phân lỏng, chán ăn, ợ chua, sôi bụng, đầy hơi. Dùng bài thuốc:
- Phật thủ 15g
- Trứng gà 2 quả
- Hoa nhài 10g
Luộc chín trứng gà, bóc vỏ, cho vào nồi nước cùng với phật thủ, hoa nhài đun trong 15 phút, nêm nếm gia vị và ăn lúc đói bụng.
Thể tỳ thận dương hư
Người bệnh có các triệu chứng cơ thể gầy gò, ốm yếu, thể trạng hàn, sợ lạnh, ăn kém, bụng đau âm ỉ. Dùng bài thuốc sau:
- Khiếm thực 30g
- Hoài sơn 30g
- Hạt sen 30g
- Sa nhân 12g
- Gừng khô 4g
Đem tất cả nguyên liệu đun với 600ml cho đến khi cạn còn 200ml, lấy nước uống trước 2 bữa ăn hính.
Người bệnh dùng thuốc Đông y cần có sự kết hợp với chế độ ăn uống và bồi bổ thì bệnh mới nhanh khỏi
Ưu và nhược điểm dùng thuốc Đông y chữa viêm đại tràng
Ưu điểm:
Dùng thuốc Đông y hạn chế bệnh tái phát trở lại, Không chỉ giúp điều trị bệnh, thuốc Đông y còn giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhược điểm:
Cần điều trị kiên trì trong thời gian dài.
Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ và mật ong
Không chỉ được biết tới khả năng làm đẹp cho chị em phụ nữ, tuy nhiên khi kết hợp nghệ và mật ong thành bài thuốc chữa viêm đại tràng khá hiệu quả.
Cách làm như sau:
Nghệ tươi gọt vỏ sau đó đem rửa sạch, cắt thành lát mỏng sau đó bỏ vào máy xay hoặc cối xay nhuyễn lấy phần nước cốt, dùng 1 muỗng nước cốt đấy pha với 3 thìa mật ong nguyên chất và khuấy đều lên, uống 2 lần mỗi ngày trước bữa sáng và bữa tối.
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng
Củ riềng có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa ở người bệnh viêm đại tràng. Người bệnh có thể áp dụng một trong 2 cách sau đây:
Cách 1:
- Riềng tươi 20g
- Lá lốt 20g
Hai nguyên liệu này đem rửa cho sạch, cắt nhỏ và cho vào ấm hãm với nước sôi như hãm chè. Sau khoảng 20 phút thì gạn lấy nước thuốc uống làm 3-4 lần trong ngày.
Cách 2:
- Riềng tươi 20g
- Búp ổi 20g
- Vỏ chuối tiêu xanh 30g
Các vị thuốc đem sơ chế sạch, cắt nhỏ và cho vào ấm nấu sôi kỹ cùng 2 chén nước. Gạn lấy nước thuốc chia uống nhiều lần trong ngày khi gặp chứng tiêu chảy do bệnh viêm đại tràng.
Chữa viêm đại tràng bằng nha đam
Nhựa bên trong lá nha đam có tác dụng nhuận tràng, chống viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong lòng đại tràng và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Người bệnh hái 5 lá lô hội tươi về rửa sạch và dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi. Phần ruột phía trong đem cắt nhỏ ra và xay nhuyễn cùng 500ml mật ong. Chia bài thuốc dân gian này làm 3 lần uống trong ngày.
Lá vối chữa viêm đại tràng
Theo các nhà nghiên cứu, chiết xuất từ lá vối có chứa chất kháng sinh tự nhiên có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng. Vị thuốc này có tác dụng tốt với người bệnh có triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân sống.
Cách dùng như sau: Hàng ngày lấy khoảng 2 lạng lá vối tươi đem vò qua cho nát và cho vào ấm hãm với 2 lít nước sôi, sau khoảng 1 giờ lấy uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: Trươc khi có ý định sử dụng một loại thuốc nào đấy cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ưu và nhược điểm của phương pháp dân gian
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm, thường có sẵn trong vườn nhà hoặc có bán sẵn ở nhiều nơi
- Thuốc tự nhiên nên khá lành tính
- Tiết kiệm chi phí chữa bệnh
Nhược điểm:
Bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không trị dứt điểm bệnh. Để hiệu quả cần phải sử dụng kiên trì, thuốc có thể có tác dụng với người này không không có tác dụng tốt với người khác, tùy thuộc vào cơ địa từng người.
Làm thế nào để điều trị mang lại hiệu quả?
Để điều trị hiệu quả người bệnh cần kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng cụ thể:
- Bổ sung thực phẩm cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng, không nên quá kiêng khem tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng: chất đạm: 1g/1kg/1 ngày; năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo bệnh nhân; chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ngày; đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
- Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc xay, thịt gia cầm, đậu phụ, giá đỗ, đặc biệt là các loại thực phẩm xanh giàu đạm thực vật (như tảo spirulina, rau chùm ngây, rau ngót), sữa đậu nành, các loại sữa tách béo,… Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu.
- Các loại rau quả xanh có chứa nhiều vitamin nhưrau ngót, rau muống, rau cải,…có tác dụng nhuận tràng rất tốt giúp bệnh nhân giảm được những đau đớn khi đi vệ sinh.
- Khi người bệnh bị táo bón: Nên ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ hòa tan dễ tiêu như chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, rau mùng tơi, rau đay, bí đỏ, đậu đỏ, đậu đen,…
- Khi bị tiêu chảy, phân mùi chua: nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ lên men như dưa cà muối, sữa chua,…
- Nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Bổ sung các loại đồ uống lành mạnh như sinh tố, nước ép rau quả, nước lọc…
- Các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp luộc, hạn chế món chiên xào, các loại nước có ga, chất kích thích,….Ngoài ra, người bệnh không nên ăn các món ăn lạ, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều một bữa gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dễ đầy bụng, chướng hơi, dễ bị đi ngoài.
Chế độ vận động
Thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe toàn diện hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Những bài tập Yoga, thiền, dưỡng sinh rất phù hợp với bệnh nhân bị viêm đại tràng nhờ giúp khí huyết lưu thông, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tinh thần lạc quan, tránh xa stress
Tình trạng lo lắng, stress khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, người bệnh muốn điều trị viêm đại tràng hiệu quả cần phải giữ tinh thần lạc quan, luôn thoải mái, vui vẻ.
Thể dục
Thể dục giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, từ đó hỗ trợ người bệnh đẩy lùi chứng viêm đại tràng nhanh chóng. Những bài tập Yoga, thiền, dưỡng sinh rất phù hợp với bệnh nhân bị viêm đại tràng nhờ giúp khí huyết lưu thông, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng Tràng Phục Linh
Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.