Viêm đại tràng là bệnh gặp khá phổ biến ở nhiều người, gây ra những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, rối loại tiêu hóa, đau bụng.. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bện có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng, cơ thể có thể mất nước trầm trọng. Có nhiều người khá chủ quan vì nghĩ đây là những dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu bệnh tiêu chảy kéo dài trong thời gian vài tháng với tần số lớn thì rất có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng cần được thăm khám và điều trị tích cực.
Liệu tiêu chảy có phải dấu hiệu viêm đại tràng không?
Đối với người bình thường, mỗi ngày đi đại tiện 2 -3 lần, phân bình thường không có điểm gì đặc biệt. Nhưng nếu mắc bệnh viêm đại tràng số lần đại tiện nhiều hơn, phân có tính chất thay đổi.
Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng.
Nếu bị hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy
Xuất hiện thêm các biểu hiện như sau:
- Phân đại tiện của người bệnh có thể lỏng, không có máu mà có thể có chất nhày
- Bụng luôn đau âm ỉ, có lúc lại cuồn cuộn và luôn có cảm giác đi chưa hết phân
Khi mắc hội chứng ruột kích thích có thể nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh lý khác, việc chuẩn đoán bệnh lý này cũng khá khó vì nội soi đại tràng và xét nghiệm phân không có dấu hiệu gì bất thường. Để chuẩn đoán đúng người bệnh nên tiến hành xét nghiệm nhiều lần, không nên dùng thuốc về tiêu hóa trước khi xét nghiệm để tránh sai kết quả.
Nếu bị viêm đại tràng gây tiêu chảy
Nếu tiêu chảy là dấu hiệu của viêm đại tràng sẽ kèm những biểu hiện khác. Viêm đại tràng do những thương tổn thực sự như do amip và ký sinh trùng gây lên, viêm loét đại tràng chảy máu, người mắc chứng bệnh Crohn… Nguyên nhân gây ra những tổn thương này là do đường ruột trong hệ tiêu hóa bị nhiễm các loại vi khuẩn gây nên hội chứng lỵ như salmonella, shigella… Ngoài ra, trong ruột là nơi hoạt động của các loại kí sinh trùng như giun đũa, giun kim…bám ở thành ruột ăn các chất dinh dưỡng và làm hại hệ tiêu hóa.
Một chế độ ăn uống không khoa học, không điều độ, nhiều chất kích thích khiến niêm mạc ruột chịu áp lực dẫn tới tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng
Viêm đại tràng không chỉ báo hiệu bằng chứng tiêu chảy kéo dài mà còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm với nó như sau:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân lúc táo lúc lỏng, phân không thành khuôn, mót rặn. Đi đại tiện xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp.
- Bụng trướng hơi
- Đau âm ỉ ở dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng
- Trong phân có lẫn máu, viêm loét đại tràng người bệnh đi tiêu thường xuất hiện máu trong phân hoặc có lẫn mủ nhầy.
Bệnh sẽ càng trở nặng hơn nếu người bệnh không chữa trị, ăn uống quá kiêng khem và luôn lo lắng, stress.
>>> Tìm hiểu về viêm đại tràng cấp và mạn tính
Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng
Để phòng và điều trị tiêu chảy nói riêng cũng như các bệnh về đường tiêu hóa nói chung người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học. Với những người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài do bị viêm đại tràng cần có một số lưu ý:
- Những ngày không đau: Tranh thủ ăn uống và tẩm bổ cho cơ thể khi bệnh chưa “dở chứng” để tăng sức đề kháng và giữ gìn sức khỏe, có sức để chịu đựng những cơn đau hành hạ.
- Những ngày táo bón: Trong thực đơn hàng ngày nên giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose… Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, chừng 2 tiếng lại ăn một bữa.
- Những ngày tiêu chảy: Nên tránh hẳn các chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Ngoài ra, người bệnh không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
- Nên tránh các chất kích thích vì những thực phẩm có chất kích thích như cà phê, trà… ảnh hưởng không tốt đến bệnh đồng thời làm triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.
- Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa vì trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.
- Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
- Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
- Tâm lý không tốt như lo lắng, stress có thể làm bệnh trở nên nặng hơn nên người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga)