Đó là câu chuyện “trường kỳ kháng chiến” chống lại căn bệnh viêm đại tràng của Bác sỹ Đỗ Xuân Ánh, con trai thiếu tướng, cố giáo sư Đỗ Xuân Hợp – người đặt nền móng cho ngành giải phẫu học Việt Nam …
Gian nhà nhỏ đơn sơ trong ngôi biệt thự cũ ở số 8 Tăng Bạt Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, với kiểu kiến trúc Pháp đã được xây gần một thế kỷ, nơi bác sỹ Đỗ Xuân Ánh cùng vợ sinh sống, mang một bầu không khí dịu mát, khác hẳn với cái nóng oi ả bức bối của buổi chiều hè. Chúng tôi gặp một người đàn ông tầm ngoài bảy mươi, đang ngồi say mê đọc sách, ánh mắt tinh anh có thể đọc rõ từng con chữ nhỏ mà không cần có kính. Thấy nhà có khách, hai bác niềm nở đón tiếp chúng tôi.
Bác Ánh trầm ngâm kể lại: “Bác bị bệnh từ năm 1953. Hồi đó, bác cùng một đoàn con em cán bộ cao cấp sang Tàu công tác. Do đồ ăn không hợp, bác mắc viêm đại tràng do lỵ amip, tiêu chảy liên tục, phải chữa ở bên ấy đến hai, ba đợt mới cầm được. Bụng dạ yếu đi từ đó. Đến năm 1965, khi bác đang ở chiến trường Quảng Trị, ăn uống chỉ có thịt mỡ viện trợ đóng trong hộp lõng bõng nước chan với cơm! Hồi đó bộ đội có cái ăn là tốt rồi, không ăn thì đói, thế là bệnh tình lại tái phát. Bác nói các cháu đừng cười chứ đợt đó đi mà không dám rời dòng suối vì hay bị tào tháo rượt, cứ thế dọc theo bờ suối, khổ sở kinh khủng! Bác cũng đi chữa trị một vài đợt nhưng vì ngày xưa điều kiện không cho phép nên chỉ điều trị đứt quãng rồi bệnh lại tái phát trở lại. Mãi sau này về miền Bắc, bác mới đi khắp các viện như 108, viện Y học dân tộc… để chữa trị nhưng vì bệnh đã mãn tính quá lâu nên không thể khỏi được!”
Được biết bác Đỗ Xuân Ánh chính là con trai của thiếu tướng, cố giáo sư Đỗ Xuân Hợp – người đặt nền móng cho ngành giải phẫu học nước nhà, từng được Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp trao tặng giải thưởng Testut – giải thưởng lớn nhất trong ngành giải phẫu học thế giới thời ấy. Bản thân bác Ánh cũng theo nghiệp cha, tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội năm 1965, xung phong vào chiến trường và kể từ sau giải phóng đến khi về hưu, bác công tác ở Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội. Bác cười: “Mình làm trong ngành Y mà không chữa trị được bệnh cho chính mình, các cụ có câu “dao sắc không gọt được chuôi” đúng là cấm có sai!”
Bác sỹ Đỗ Xuân Ánh (trái) và cố giáo sư Đỗ Xuân Hợp (phải)
Rồi bác tiếp lời: “Cách đây mấy tháng, tình cờ bác có đọc được một tờ báo thấy nói về thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh có hoạt chất ImmuneGamma® có thể làm lành các tổn thương viêm nhiễm đại tràng. Thế là bác qua cửa hàng 79 Núi Trúc mua 2 hộp về dùng thử. Uống thấy tốt nên bác kiên trì dùng tiếp! Đến giờ bác uống Tràng Phục Linh cũng được 5 tháng rồi. Bác đã thử dùng nhiều loại thuốc đông tây y, nhưng thấy cái này là hiệu quả tốt nhất!”
Khi được hỏi bác cảm thấy hồi phục được bao nhiêu sau khi dùng Tràng Phục Linh, bác Ánh cho biết do mắc bệnh lâu năm, chữa trị chưa đủ dài để khỏi hoàn toàn nhưng bệnh tình đã đỡ nhiều hơn trước: “Đến giờ, bụng dạ bác đã ổn định hơn nhiều. Về ăn uống thì chỉ ngoại trừ cá, còn đâu tôm, cua, ốc bác đã ăn được bình thường. Ngày xưa thì khổ sở lắm, chỉ cần ngửi thấy mùi cá thôi là bác đã không chịu được rồi! Tần suất đi ngoài còn phụ thuộc vào thời tiết tốt hay xấu, rất khổ! Bây giờ nếu thời tiết bình thường hoặc chỉ thay đổi nhẹ, thì một ngày bác chỉ đi ngoài có một lần, vào một giờ cố định. Nhớ lại ngày trước cứ suốt ngày phải ngồi ôm cái toa-lét, thật là ám ảnh kinh hoàng!”
Bác dự định dùng tiếp thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh trong thời gian dài để niêm mạc đại tràng đã phải “sống chung” với tổn thương viêm nhiễm chừng ấy thời gian được hồi phục trở lại. Với bác, ước mơ lớn nhất là có thể ổn định hẳn chứng bệnh đã hành hạ mình suốt mấy chục năm. Mong rằng, với việc điều trị kiên trì, đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, mong mỏi đó của bác sẽ sớm trở thành hiện thực…
Thu Trang ghi
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Độc giả có thể nghe đoạn ghi âm phỏng vấn bác sỹ Đỗ Xuân Ánh tại đây:
Hoặc gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi) để được tư vấn về bệnh viêm đại tràng.