Rất nhiều người mắc bệnh tiêu chảy, nhưng không rõ nguyên do tại sao để tìm cách phòng tránh cho hiệu quả. Chỉ khi bệnh thực sự phát tác mới bối rối tìm hiểu nguyên do.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng,lượng nước trong phân mất nước. Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến nhất trong tất cả các nhóm tuổi và cùng với cảm lạnh thông thường như là một nguyên nhân chính gây nên lý do ngày nghỉ công việc hoặc trường học.
Những người thuộc mọi lứa tuổi có thể bị tiêu chảy cấp và người lớn trung bình có một lần bị tiêu chảy cấp mỗi năm, và trẻ nhỏ trung bình hai lần mỗi năm.
Tiêu chảy và các biến chứng liên quan có thể nên tình trạng diễn biến nặng. Một trong những biến chứng quan trọng nhất của bệnh là mất nước và điện giải . Tiêu chảy làm cho nước và các chất điện giải đi ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ bởi ruột. Khi người bệnh giảm khả năng uống nước để bù đắp cho sự mất nước do tiêu chảy,gây nên tình trạn mất nước. Hầu hết các ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em và người già có sức khỏe yếu là do tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Và cũng ít người biết rằng có 5 loại tiêu chảy chính sau:
- Tiêu chảy do kích thích: Khi đó ruột bị kích thích tăng cường nhu động ruột do vậy mà ruột không hấp thu được nước điện giải cũng như chất dinh dưỡng.Một trong những trường hợp như vậy ta thường gặp trong bệnh tả. Do vi khuẩn tả (vi khuẩn Vibrio ) .có độc tố tả – một loại vi khuẩn tả Vibrio .
- Tiêu chảy thẩm thấu : Có quá nhiều nước được hút vào ruột do áp lực thẩm thấu của ruột tăng lên vì nguyên nhân nào đó. Đây có thể là kết quả của bệnh loét dạ dày , bệnh tuyến tụy, hoặc thuốc nhuận tràng. Quá nhiều magiê, vitamin C, lactose không tiêu, hoặc không tiêu fructose cũng có thể gây tiêu chảy thẩm thấu.
- Vận động ruột liên quan đến tiêu chảy: Thực phẩm di chuyển quá nhanh qua ruột (hypermotility). Nếu thức ăn di chuyển quá nhanh không có đủ thời gian để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước. Những bệnh nhân đã có một phẫu thuật liên quan đến dây thần kinh X (loại bỏ hoặc cắt đứt dây thần kinh phế vị).
- Tiêu chảy do viêm niêm mạc của ruột bị viêm: Điều này thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, hoặc các vấn đề tự miễn như IBS (hội chứng ruột kích thích), bệnh lao , ung thư ruột kết và ruột cũng có thể gây tiêu chảy viêm.
- Lỵ : Tiêu chảy thường kèm với nhầy máu trong phân là triệu chứng điển hình của lỵ. Kiết lỵ là một trong các triệu chứng của nhiễm Shigella, Entamoeba histolytica , Salmonella .
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy một cách hữu hiệu, thì bệnh nhân cần học cách vệ sinh cá nhân thật tốt. Phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh phát tán mầm bệnh.
Ngoài ra, cần phải ăn uống vệ sinh: Ăn chin uống sôi, không ăn rau sống, nước không được đun sôi, nước đá làm từ nguồn nước sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Tránh các thực phẩm và các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn và dễ mang mầm bệnh, đặc biệt là các thực phẩm cuốn hút ruồi nhặng đến reo rắc mầm bệnh như: mắm tôm, mắm tép và một số thực phẩm dễ có mầm bệnh như hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
Xem thêm:
Thủy – Daitrang