Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa . Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng. Táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, nôn trớ, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về về cả thể chất và trí não.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Mất cân bằng hệ vi sinh sinh lý ( do khẩu phần ăn uống chế độ sinh hoạt không hợp lý, dùng kháng sinh…). Hệ vi sinh có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Khi hệ vi sinh chưa phát triển hoàn thiện hoặc hoạt động không bình thường, gây ra rối loạn tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, làm giảm miễn dịch ở trẻ, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Bệnh lý này rất nguy hiểm với các bé đang trong thời kỳ ăn dặm.Lúc đó hệ vi sinh chưa được phát triển hoàn thiện, chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Lượng thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn, làm tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi đó trẻ thường có biểu hiện tiêu chảy, lười ăn, nôn ọe, táo bón…
- Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài: Kháng sinh là thuốc diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Lợi dụng thời điểm đó, vi khuẩn có hại xâm nhập và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
- Khẩu phần ăn uống của trẻ không khoa học: ít chất xơ, vitamin, chất khoáng…nhưng lại giàu đạm, đường, chất béo gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sẽ lười ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ.
Biện pháp phòng tránh
- Giữ gìn vệ sinh, tập cho trẻ thói quen rửa tay khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hệ miễn dịch phát triển.
- Có thực đơn đa dạng, lành mạnh, dinh duỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Theo dõi quã trình phát triển của trẻ, nếu có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi khoa.
Lan Hương_Daitrang.vn