Viêm đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Cùng điểm danh những dấu hiệu thường gặp của bệnh và một số biện pháp cải thiện tình trạng này qua những thông tin dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng đồng thời ảnh hưởng tới chức năng của đại tràng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang dạng mạn tính rất khó điều trị dứt điểm, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết viêm đại tràng:
Biểu hiện bên ngoài
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn: Đây là triệu chứng dễ nhận thấy, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, ngủ kém, trí nhớ giảm đồng thời thường xuyên cáu gắt. Một số người bệnh có triệu chứng sốt. Với người bệnh bị trường hợp nặng cơ thể hốc hác gầy sút, thiếu máu thậm chí nếu khối u quá lớn có thể gây ra tình trạng tắc ruột ở giai đoạn muộn.
Đau bụng: Dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm đại tràng, người bệnh thường bị đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái ( vùng đại tràng gan góc, góc lách), đau lan dọc theo khung đại tràng. Bình thường, nếu bị viêm đại tràng bạn chỉ có thể bị đau hơi quặn ở vùng nhỏ, có khi đau ở tất cả đoạn đại tràng. Khi đau thường kèm cảm giác đi đại tiện, đi được giảm đau. Tùy thuộc vào tình trạng viêm mà mức độ đau nặng hay nhẹ.
Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường bị đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, ngoài ra phân có nhầy máu. Bên cạnh đó còn có hiện tượng táo bón, sau bãi phân có nhầy máu. Táo lỏng xen kẽ, mót rặn ỉa già sau đi ngoài thường bị đau hậu môn.
Người bệnh thường có biểu hiện mót rặn nhưng không đi ngoài được, triệu chứng xảy ra khi ăn thức ăn lạ, thức ăn lên men thậm chí do thời tiết thay đổi
Biểu hiện bên trong
Nếu bạn ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau thì đó là dấu hiệu của viêm đại tràng. Ngoài ra, bạn có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.
Khi gặp phải các dấu hiệu trên có thể người bệnh mắc viêm đại tràng nhưgn chưa thể khẳng định chắc chắn. Vì vậy, để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh người bệnh nên tới cơ sở y tế tin cậy để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác mình có mắc viêm đại tràng hay không và mức độ của bệnh như thế nào.
Xem thêm: Chữa viêm đại tràng theo Y học cổ truyền
Chẩn đoán viêm đại tràng
Để chẩn đoán người bệnh có bị mắc viêm đại tràng hay không, bên cạnh thăm khám những triệu chứng lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Xét nghiệm máu
Giúp đánh giá tình trạng toàn thể của người bệnh, tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới viêm đại tràng.
Công thức máu (CBC)
Giúp đánh giá số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Trong đó, tiểu cầu đóng vai trò đông máu vì vậy khi biết được số lượng tiểu cầu giúp đánh giá những bất thường trong việc chảy máu của người bệnh.
Điện giải đồ
Có tác dụng xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua. Thường các chất điện giải sẽ giảm khi người bệnh bị tiêu chảy. Các dấu hiệu do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
Chức năng thận
Có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.
Mẫu phân
Có thể được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
Nội soi đại tràng
Đây là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng được sử dụng khá phổ biến ngày nay. Ống nội soi mềm đầu có gắn camera được đưa từ miệng hoặc hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng giúp phát hiện các tổn thương bên trong đại tràng. Phương pháp nội soi mới hiện ít đau, mang đến kết quả thăm khám tốt và an toàn cho người bệnh. Nhưng cần tới cơ sở uy tín để quan sát chính xác và giảm thiểu các nguy cơ trong quá trình nội soi.
Xem thêm: Đau bụng do viêm đại tràng ở bên phải hay bên trái
Nguyên tắc vàng trong điều trị viêm đại tràng
Không nên lạm dụng kháng sinh
Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh chữa bệnh mà cần theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Tránh tự ý dùng thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà thậm chí còn nặng hơn.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống sao cho đảm bảo vệ sinh, chỉ ăn thức ăn sạch và đã được nấu chín. Không nên dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức phẩm chứa gia vị cay nóng hoặc chất kích thích như rượu bia, cà phê,..Hạn chế sử dụng thực phẩm tanh, lạnh, không ăn rau sống, dưa cà muối.
Bổ sung nước mỗi ngày 2 – 2,5 lít, nên uống nước ấm
Không nên kiêng khem quá mức mà nên giữ cho việc ăn uống ở trạng thái cân bằng, chia thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn quá no.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Cần có thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ tránh làm việc quá sức, lo âu căng thẳng khiến bệnh ngày càng trở lên trầm trọng hơn
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, khí công hay thiền giúp ổn định tinh thần cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể giúp người bệnh luôn thoải mái
Chữa viêm đại tràng theo cách dân gian
Có nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng, một trong những phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt là sử dụng các bài thuốc dân gian.
Chữa viêm đại tràng từ củ riềng
Riềng là gia vị dùng trong nhiều món ăn, bên cạnh đó chúng còn có tác dụng rất tốt giúp loại bỏ các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng ở người viêm đại tràng. Người bệnh có thể dùng riềng chữa bệnh theo 2 cách dưới đây:
Cách 1:
- Riềng tươi 20g
- Lát lốt 20g
Hai nguyên liệu trên rửa sạch sau đó cắt nhỏ và cho vào ấm hãm với nước sôi như hãm chè. Sau khoảng 20 phút gạn lấy nước thuốc uống làm 3 0 4 lần trong ngày.
Cách 2:
- Riềng tưoi 20g
- Búp ổi non 20g
- Vỏ chuối tiêu xanh 20g
Các vị thuốc trên đem sơ chế sạch, cắt nhỏ và cho vào ấm nấu sôi kỹ cùng 2 chén nước. Gạn lấy nước thuốc chia uống nhiều lần trong ngày khi gặp các triệu chứng tiêu chảy do viêm đại tràng.
Dùng nha đam chữa viêm đại tràng
Nha đam là nguyên liệu làm đẹp rất phổ biến của nhiều chị em nhưng nhiều người không biết đến công dụng chữa viêm đại tràng của nha đam. Phần nhựa bên trong lá nha đam có tác dụng nhuận tràng, chống viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong lòng đại tràng và có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách sử dụng như sau: Dùng 5 lá lô hội tươi về rửa sạch và dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi. Phần ruột phía trong đem cắt nhỏ ra và xay nhuyễn cùng 500ml mật ong. Chia bài thuốc dân gian này làm 3 lần uống trong ngày.
Dùng lá vối chữa viêm đại tràng
Trong chiết xuất từ lá vối có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm đại tràng. Vị thuốc này phù hợp cho người bệnh có triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân sống.
Cách dùng như sau: Mỗi ngày lấy khoảng 2 lạng lá vối tươi đem vò qua cho nát và cho vào ấm hãm với 2 lít nước sôi, sau khoảng 1 giờ lấy uống thay nước lọc hàng ngày.
Dùng nghệ tươi và mật ong chữa viêm đại tràng
Nghệ tươi và mật ong có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành các tổn thương nên phù hợp với người đang điều trị viêm đại tràng. Với cách sử dụng như sau:
Lấy 50 g nghệ tươi đem rửa cho thật sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem giã nát và chắt lấy nước cốt. Cuối cùng trộn đều 3 thìa mật ong chung với nước cốt nghệ, chia thuốc làm 2 lần uống trước các bữa ăn sáng và tối.
Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người viêm đại tràng
Để điều trị viêm đại tràng mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần đi khám xét cụ thể để biết được tình trạng tổn thương đại tràng của mình như thế nào từ đó có biện pháp điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma TẠI ĐÂY