Bệnh túi thừa đại tràng là tình tràng những túi phình ra từ đại tràng. Các túi này phình ra từ từ trong thời gian dài, xuất phát ở những điểm yếu tự nhiên của thành đại tràng. Cùng tìm hiểu các biểu hiện của bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả.
Triệu chứng của túi thừa đại tràng
Các túi thừa này hình thành, triệu chứng xuất hiện khá ít, đa phần người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Một số trường hợp bị đau bụng dưới bên trái kèm theo đó làm cảm giác đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, thường là tình trạng táo bón đôi khi đi phân lỏng hoặc phân có máu. Triệu chứng bệnh này rất khó phân biệt với hội chứng ruột kích thích.
Khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra, tùy theo mức độ viêm nhiễm nặng nhẹ mà người bệnh có thể thấy đau bụng âm ỉ, đau bụng từng cơn hay đau dữ dội… Hiện tượng đau bụng kèm theo là đi ngoài phân lỏng, hoặc táo bón. nếu đánh hơi hoặc đi ngoài được người bệnh có thể đỡ đau hơn
Nếu nhiễm khuẩn nhiều, vách túi thừa có thể bị hủy hoại và nhiễm khuẩn lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành túi mủ tại chỗ, hay làm viêm phúc mạc rất nguy hiểm, có thể chết người nếu không chữa kịp thời.
Ai thường bị túi thừa đại tràng?
Thời gian hình thành khá dài nên bệnh túi thừa thường gặp ở những người lớn tuổi. Một số trường hợp gặp ở tuổi 30 trở lên cũng không phải là hiếm. Đôi khi đại tràng, nhất là đại tràng sigma chứa đầy túi thừa. Bệnh lý này thường gặp ở các xã hội Phương Tây. Bệnh rất hiếm gặp ở những vùng nông thôn Châu Phi hoặc Ấn Độ. Thức ăn ở những vùng này thường bao gồm những loại thực phẩm chưa chế biến và các loại hạt rất giàu chất xơ. Do đó, chế độ ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho việc phòng bệnh.
Chuẩn đoán và điều trị túi thừa đại tràng
Chuẩn đoán
Đa số người bệnh được phát hiện khi tình cờ đi khám và soi đại tràng. Nhưng khi có những dấu hiệu gợi ý chúng ta cần đến khám ở trung tâm y tế càng sớm càng tốt.
Để chuẩn đoán, bác sĩ sẽ làm cho bạn một số xét nghiệm như chụp đại tràng cản quang, nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm hoặc nội soi toàn bộ đại tràng, CT Scan.
Điều trị
Người bệnh túi thừa cần có chế độ ăn phù hợp, ăn thêm chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng túi thừa. Khi xảy ra viêm nhiễm ở túi thừa, tùy vào mức độ bệnh mà có phương pháp điều trị cụ thể.
Nếu nhẹ, không có biến chứng có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, giảm đau, thuốc chống co thắt theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên nhịn ăn hoặc ăn ít vài ngày, sau đó dùng thức ăn lỏng cho đến khi hết đau hẳn.
Nếu bệnh nặng, cơn đau nhiều, người bệnh cần nhâp viện để truyền nước, kháng sinh vào tĩnh mạch và theo dõi diễn tiến cũng như biến chứng của bệnh. Với bệnh nặng, nếu thường xuyên tái phát hoặc những trường hợp 3 ngày chữa bằng kháng sinh mà không giảm bệnh, bị viêm ruột, có túi mủ, hay viêm phúc mạc, phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị bệnh. Mổ có kế hoạch có ưu điểm để lại ít di chứng và tử vogn thấp, an toàn vì có thời gian chuẩn bị mổ trong điều kiện tốt nhất và sau khi cắt ruột, bác sĩ có thể nối ruột ngay.
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của viêm đại tràng